Cập nhật : 10:17 Thứ ba, 9/11/2021
Lượt đọc: 665

Kế hoạch Chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng năm học 2021-2022

Số/Ký hiệu: 43/KH- MNBCNgày ban hành: 14/10/2021
Ngày hiệu lực: 14/10/2021Người ký: Hiệu trưởng Đỗ Thị Huyền
Nội dung:
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON BẮC CẦU
 
 
 
 
Số :  43  /KH - MNBC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
 
 
Ngọc Thụy, ngày 14 tháng 10  năm 2021
 
KẾ HOẠCH
Chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng năm học 2021-2022.
 
 
 
 
Thực hiện Chỉ thị số 23/2006/CT- TTG ngày 12/7/2006 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác y tế trường học;
Thực hiện Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Thực hiện Kế hoạch số 361/KH-UBND ngày 7/10/2021 của UBND quận Long Biên về việc triển khai công tác y tế trường học năm học 2021-2022;
Hiểu được ý nghĩa trên ban chỉ đạo trường mầm non  Bắc Cầu đã xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng năm học 2021-2022 với những nội dung sau:
I. Mục tiêu:
- Tăng cường công tác giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khử uế, tẩy trùng trong và ngoài lớp học, đồ dùng đồ chơi, bát đĩa, khăn, cốc.
- Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ ca bệnh, triển khai cách ly, theo dõi mức độ tiến triển của bệnh, báo cho cơ sở y tế gần nhất.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ thực hành đúng cho CBGV – NV, Phụ huynh học sinh, trẻ tác hại của bệnh Tay – Chân – Miệng và các biện pháp phòng tránh.       
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải được đảm bảo trước khi sử dụng( ngâm tráng nước sôi, sấy bát), đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không để trẻ bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dung chung khăn mặt, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Theo dõi trẻ nghỉ ốm, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc bệnh.(Nhà trường thực hiện đo thân nhiệt, sát khuẩn tay cho trẻ trước khi bước vào lớp)

- Nếu trường có trẻ mắc bệnh cách ly trẻ cho trẻ nghỉ theo dõi bệnh 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
- Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay cho trẻ, CBGV – NV. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả CBGV-NV và trẻ)
- Bệnh lây qua đường tiêu hóa và hiện chưa có vacxin phòng bệnh.
- Nhà trường triển khai tổng vệ sinh vào ngày thứ 6 hàng tuần. Thường xuyên lau sạch bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hang ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
II. Nội dung:
- Tuyên truyền sâu rộng biện pháp thực hiện 3 sạch gồm: Ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Tuyên truyền đến CBGV – NV, Phụ huynh và trẻ về cách phòng chống dịch bệnh, cách vệ sinh, tẩy uế, khử khuẩn đúng quy định tại nơi ở và trong trường học.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại trường học. Thường xuyên theo dõi số lượng học sinh nghỉ ốm: tìm hiểu rõ lý do nghỉ ốm, các triệu chứng của bệnh trong thời gian xẩy ra dịch bệnh.
- Hướng dẫn khử trùng, khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin B 0,5% tại các lớp học và bếp ăn, đồ chơi trẻ em, đồ dùng cá nhân, khu vực ngoạt cảnh, sân chơi, cầu thang, hành lang ( gồm nền nhà, bàn ghế, tay nắm cửa ).
- Phối hợp tốt với Trạm Y tế trong công tác phòng chống dịch và xử lý dịch bệnh.
  1. Các khu vực cần vệ sinh – khử khuẩn bao gồm::
- Lớp học, cầu thang, hành lang ( gồm nền nhà, bàn ghế, tay nắm cửa …).
- Đồ chơi trẻ em.
- Đồ dùng cá nhân ( khăn mặt, bàn chải, bát đũa, cốc chén…)
- Khu vực nhà ăn.
- Khu vực ngoạt cảnh, sân chơi, khu phụ cận;
- Công trình vệ sinh và các khu vực, đồ dùng khác liên quan.
- Nhà bếp cuối ngày luộc bát, sang hôm sau sấy bát trước khi cho trẻ dùng.
2.Kỹ thuật vệ sinh, khử khuẩn:
- Loại bỏ đất, rác thải, bụi,… bám trên bề mặt bằng quét, dọn hoặc lau, sau đó thu gom vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.
- Sử dụng chất tẩy rửa thông thường (xà phòng, vim…) lau, chùi bề mặt sàn nhà, tay vịn cầu thang, bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng vật dụng chung và riêng trong khu vực trong trường.
- Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay cho học sinh, hướng dẫn trẻ thực hiện quy trình rửa tay đúng 6 bước bằng xà phòng theo đúng quy định.
- Đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường học theo đúng quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước.
- Mỗi trẻ dùng khăn riêng của mình.
- Trẻ có khỏe mạnh thì các hoạt động cũng như học tập của trẻ mới tốt.
- Giám sát theo dõi sức khỏe học sinh, hàng ngày các cô giáo thực hiện việc kiểm tra và hướng dẫn các bà mẹ người chăm sóc trẻ kiểm tra các con trước khi vào lớp, khi chăm sóc trẻ để phát hiện sớm các trường hợp trẻ có sốt, có nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông hoặc loét ở miệng nhằm chủ động phát hiện sớm ca bệnh tay chân miệng.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu trên cần yêu cầu các bậc phụ huynh đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn chăm sóc, điều trị cho trẻ; dồng thời báo cáo ngay với Trạm y tế phường để kịp thời giám sát, điều tra tại cộng đồng, hướng dẫn gia đình tiến hành khoanh vùng, xử lý theo quy định để tránh dịch bệnh lây lan, bùng phát.
III. Biện pháp thực hiện:
  1. Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng:
Vật dụng/ khu vực Tần suất Vệ sinh Làm sạch Khử trùng
Đồ vật dụng dùng chung ( Đồ chơi, học cụ…) Hàng tuần và khi bị bẩn x x x
Vật có tiếp xúc ( tay nắm, tay vịn, điện thoại…) Hàng tuần và khi bị bẩn x x x
Nhà vệ sinh: sàn, bệ cầu, bồn rửa, tay, nắm cửa,… Mỗi ngày và khi bị bẩn x x x
Các vật dụng trong nhà vệ sinh Mỗi ngày và khi bị bẩn x x x
Dụng cụ khử trùng ( giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà,…) Sau khi sử dụng x x x
Sàn nhà, hành lang Mỗi ngày và khi bị bẩn x x x
Các bề mặt ở bếp ăn Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, giữa lúc chuẩn bị thực phẩm sống và chín. x x x
Đũa, bát đĩa, đồ dùng cá nhân,… Trước khi sử dụng x x x
Bàn ăn Trước, sau khi sử dụng và khi bị bẩn x x x
 
2.Các bước vệ sinh – làm sạch – khử khuẩn với từng khu vực, đồ dùng và vật dụng|:
Vật dụng/ khu vực Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Đồ vật dùng chung ( đồ chơi, học cụ không phải điện tử ) Lau bằng khăn khô sạch Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường. Nhúng vào dung dịch khử khuẩn pha sẵn Lau khô
Vật thường có tiếp xúc ( tay nắm, tay vịn, điện thoại, đồ chơi điện tử…) Lau bằng khăn khô sạch Lau bằng dung dịch khử khuẩn pha sẵn Để khô tự nhiên  
Nhà vệ sinh: sàn, bệ cầu, bồn rửa, tay, nắm cửa,… Các vật dụng trong nhà vệ sinh Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường. Lau bằng dung dịch khử khuẩn pha sẵn Để khô tự nhiên  
Dụng cụ khử trùng ( giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà,…) Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường. Ngâm vào dung dịch khử khuẩn pha sẵn ít nhất 30 phút Vắt hết nước và để khô dưới ánh nắng tự nhiên  
Sàn nhà, hành lang Làm sạch bằng cách quét dọn Lau nền bằng nước lau nhà thông thường Lau nước khử khuẩn bằng cây lau nền Để khô tự nhiên
Các bề mặt ở bếp ăn, bàn ăn Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường. Lau bằng dung dịch khử khuẩn pha sẵn Để khô tự nhiên  
Đũa, bát đĩa, đồ dùng cá nhân,… Rửa sạch bằng nước tẩy rửa thông thường Ngâm vào nước khử khuẩn pha sẵn hoặc luộc ít nhất 30 phút Tráng nước sạch để khô tự nhiên Úp để khô tự nhiên
3. Các bước rửa tay bằng xà phòng:
Bước 1: Làm ướt 2 bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chum 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoáy đi, xoáy lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc khăn giấy.
( Thời gian rửa tay mỗi lần tối thiểu là 1 phút).
     Trên đây là Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Tay Chân Miệng của trường mầm non Bắc Cầu, rất mong các ban, ngành có liên quan giúp đỡ để công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng đạt kết quả cao hơn.
   
Nơi nhận:
- Phòng y tế quận;
- Lưu: VT (02)
HIỆU TRƯỞNG
 
                        
 
Đỗ Thị Huyền
 
 
 

Tin cùng chuyên mục

UBND QUẬN LONG BIÊN

TRƯỜNG MẦM NON BẮC CẦU

ĐC: Tổ 36 - Ngọc Thụy - Long Biên - Hà Nội

Tel: 0243 871 5396 - Email: mnbaccau@longbien.edu.vn