Vệ sinh nơi ở, xử lý chất thải khi có F0 cách ly, điều trị tại nhà thế nào?
Các gia đình không vệ sinh nơi F0 đang cách ly khi không thực sự cần thiết hoặc khi F0 tự làm được để hạn chế tiếp xúc gần với F0...
Thời gian gần đây số
ca mắc COVID-19 (F0) cách ly, điều trị tại nhà ở Hà Nội và một số địa phương đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc phải chuẩn
bị một số thuốc và thiết bị thiết yếu, lương thực, thực phẩm cho F0, việc
xử lý đồ vải, vệ sinh dụng cụ ăn uống, nhà cửa... khi gia đình có F0 cách ly, điều trị tại nhà để cả gia đình cùng chiến thắng COVID-19 là điều rất quan trọng.
Trên
nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc F0 điều trị tại nhà có rất nhiều F0 cùng gia đình bày tỏ quan tâm về vấn đề này.
Theo hướng dẫn
chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành cần
bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19, nên sử dụng dụng cụ dùng một lần. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng.
Các gia đình không vệ sinh nơi F0 đang cách ly khi không thực sự cần thiết hoặc khi F0 tự làm được để hạn chế tiếp xúc gần với F0... Ảnh minh hoạ
Rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng. Người nhiễm COVID-19 tự rửa bát đĩa trong phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa. Bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm sau khi rửa để ở vị trí riêng. Tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.
Về xử lý đồ vải của F0, tốt nhất là người nhiễm có thể tự giặt quần áo của mình. Nếu cần người chăm sóc giặt. Đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người nhiễm.
Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Tháo găng, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm.
Nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác. Đặc biệt Bộ Y tế lưu ý "
không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút qua không khí"
Về vấn đề vệ sinh, tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh khu vực của mình. Để vệ sinh môi trường sạch sẽ cần làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, rồi lau lại bằng nước sạch.
Bộ Y tế lưu ý nếu cần người chăm sóc hỗ trợ việc vệ sinh phòng, người chăm sóc mang găng trước khi vệ sinh.
Lý giải điều này, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn- Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y khuyến cáo thêm "
các gia đình không vệ sinh nơi F0 cách ly khi không thực sự cần thiết hoặc khi F0 tự làm được để hạn chế tiếp xúc gần với F0".
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh việc sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho khu vực của người nhiễm; Có thể bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh, khử trùng bên ngoài.
"Tháo bỏ găng, rửa tay sau khi hoàn tất công việc vệ sinh. Thực hiện vệ sinh bề mặt ít nhất 1 lần/ngày"- Hướng dẫn của Bộ Y tế lưu ý.
Về cách pha dung dịch khử khuẩn, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: Sử dụng 5 thìa/muỗng bột Cloramin B 25% + 01 lít nước, hoặc nước Javel 5% (pha gấp 10 lượng Javel theo hướng dẫn trên nhãn chai trong cùng 1 lượng nước), hoặc thuốc tẩy pha với nước theo tỷ lệ 1: 10: 05 muỗng canh hoặc 1/3 cốc + 250 ml nước
Đặc biết, Bộ Y tế lưu ý: Dung dịch đã pha chỉ có hiệu quả sử dụng trong 24 giờ.
• KHÔNG trộn lẫn hoá chất hoặc dung địch tẩy rửa với nhau.
• KHÔNG để trực tiếp dưới ánh mặt trời.
• KHÔNG để các sản phẩm tẩy rửa hoặc khử khuẩn trực tiếp lên da tay.
• KHÔNG được sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hoặc khử khuẩn cho thực phẩm.
Về thu gom, xử lý chất thải đúng cách
• Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong ở phòng của người nhiễm.
• Thu gom, xử lý chất hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.
• Đeo găng khi xử lý chất, thải bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong.
• Rửa tay sau khi xử lý chất thải.
Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế không sử dụng lại găng tay. Mỗi đôi găng tay chỉ sử dụng một lần rồi bỏ; Không chạm vào mặt khi đang đeo găng, mặt ngoài găng có thể có mầm bệnh.