Trẻ em và hiểu biết về giới tính
Đối với trẻ em, việc tìm hiểu về giới tính cũng quan trọng giống như việc tìm hiểu về bất kỳ những lĩnh vực nào khác. Trẻ cần phải tìm hiểu về các bộ phận sinh dục trên cơ thể mình, cũng giống như khi trẻ tìm hiểu về chân và tay vậy. Trẻ em cần cảm thấy thoải mái về cơ thể của mình và về bản thân trẻ.
Trẻ xây dựng hiểu biết sơ đẳng về những vấn đề giới tính, các mối quan hệ và giá trị ở thời điểm khi trẻ phát triển và trưởng thành. Trẻ tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau dù cha mẹ có dạy cho trẻ về giới tínhhay không đi chăng nữa.
Khi cha mẹ nói chuyện với trẻ một cách thoải mái và cởi mở, đây là cơ hội để cung cấp cho trẻ thông tin chính xác và để cùng trẻ thảo luận về những giá trị gia đình. Trẻ hiểu rằng, trẻ có thể tâm sựthoải mái với cha mẹ về những vấn đề này.
Ảnh minh họa: Ở những năm đầu học tiểu học, trẻ tò mò hơn về giới tính của người lớn và có thể hỏi về sự khác biệt giới tính
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học hỏi của trẻ
Tìm hiểu về giới tính có nghĩa là tìm hiểu về cơ thể, em bé, tuổi dậy thì, giới tính, mối quan hệ, cảm xúc, đưa ra quyết định và giá trị gia đình. Trẻ xây dựng hiểu biết về những vấn đề này từng chút một khi trẻ lớn lên và trẻ học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau.
Cha mẹ
Trẻ học hỏi từ cha mẹ–là những người hướng dẫn đầu tiên của trẻ. Suy nghĩ và cảm xúc của bạn về giới tính có ảnh hưởng lớn đến cách bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến sự phát triển giới tính của trẻ. Những gì cha mẹ bạn đã nói và đã làm, tôn giáo của bạn, nền văn hóa và cảm giác, tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến cách thức mà bạn dạy dỗ cho trẻ về giới tính.
Bạn có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, bình thường bằng hành động và lời nói của bạn.
Cách người lớn đối xử với nhau
Trẻ cũng học hỏi từ những gì chúng thấy qua cách cha mẹ cư xử với nhau, khi cha mẹ chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau. Một số trẻ nhìn thấy cha mẹ "hạ thấp" hoặc cười nhạo những người khác giới hoặc thậm chí là bản thân trẻ. Điều này có thể dạy trẻ cảm thấy không vui về con người thật của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi hoặc nghĩ rằng trẻ thuộc về thiểu số những người có giới tính đặc biệt.
Truyền thông
Từ nhỏ trẻ đã chịu ảnh hưởng bởi truyền thông như Ti Vi, phim ảnh, trò chơi điện tử, truyền thông xã hội, các trang web, báo chí và các biển quảng cáo. Cường độ và tần suất ảnh hưởng của những phương tiện truyền thông này nhiều hơn so với trước đó. Trẻ nhìn thấy nhiều hình ảnh mô phỏng về giới tính, những ví dụ về việc là con trai, con gái, phụ nữ, đàn ông có ý nghĩa gì và nên hành động như thế nào. Đôi khi trẻ nhìn thấy những ví dụ về những hành vi và thái độ không lành mạnh. Trẻ có thể nhìn thấy bạo lực giới và những hoạt động giới tính khác mà trẻ không biết và điều này có thể làm trẻ lo lắng.
Trường học và các dịch vụ cho trẻ em
Hầu hết trường học và những dịch vụ cho trẻ nhỏ dạy trẻ về cơ thể của trẻ, gồm có những tên gọi chính xác của các bộ phận trên cơ thể trẻ. Họ dạy trẻ cách để yêu cầu sự giúp đỡ khi trẻ cảm thấy không an toàn.
Tại sao phải trò chuyện với trẻ về vấn đề giới tính?
Trò chuyện với trẻ về vấn đề giới tính là quan trọng, bởi vì:
- Đây là cơ hội để cung cấp cho trẻ những thông tin rõ ràng và hợp lý.
- Những cuộc trò chuyện này có thể thắt chặt mối quan hệ của bạn với trẻ. Xây dựng niềm tin và trẻ học được rằng trẻ có thể trò chuyện với bạn về bất cứ vấn đề gì, bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm. Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ dễ dàng trò chuyện với bạn về những vấn đề này.
- Những cuộc trò chuyện cởi mở ở nhà có thể bảo vệ an toàn cho trẻ khỏi sự lạm dụng. Nếu trẻ hiểu rằng tình dục và cơ thể là “bí mật” thì trẻ có thể không trò chuyện với bạn nếu có vấn đề gì đó làm trẻ lo lắng. Những cuộc thảo luận cởi mở giúp trẻ hiểu được điều gì là bình thường và điều gì là không bình thường, và trẻ có thể tâm sự với bạn về những vấn đề đó.
- Làm như vậy giúp trẻ đối phó với những thay đổi khi bước sang tuổi dậy thì nếu trẻ biết điều gì sẽ xảy ra và trẻ có thể trò chuyện với bạn.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ được giáo dục giới tính tốt có khả năng đưa ra những lựa chọn về hành vi tình dục và các mối quan hệ lành mạnh hơn. Những trẻ em này thường:
- Quan hệ tình dục muộn
- Ít có thai ngoài ý muốn và ít bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Trang bị cho trẻ những kiến thức về giới tính cũng có thể làm cho cuộc sống của những trẻ có giới tính thứ ba trở nêndễ dàng hơn. Khuôn mẫu giới có thể cho trẻ cái nhìn bao quát hơn về việc là con trai/con gái có ý nghĩa gì, cải thiện chất lượng cuộc sống và mang lại cho trẻ cảm giác thuộc về.
Trong khi nhiều bậc phụ huynh thừa nhận ý nghĩa của việc trò chuyện với trẻ về những vấn đề này thì đôi khi cha mẹ có thể rất khó để biết đượcnói những gì và nói như thế nào về vấn đề đó. Những lời khuyên sau có thể hữu ích.
Lời khuyên để trò chuyện với trẻ
Bắt đầu trò chuyện với trẻ về những vấn đề này ở những cách phù hợp với từng độ tuổi của trẻ từ khi trẻ còn nhỏ. Cố gắng thư giãn và thoải mái để khi bạn trò chuyện với trẻ về chủ đề này cũng giống như khi trò chuyện về những chủ đề khác. Bạn có thể nói: “Khi mẹ còn nhỏ, không một ai nói cho mẹ biết về giới tính. Vấn đề này rất quan trọng và mẹ muốn chúng ta cùng nhau thảo luận”. Trẻ sẽ hiểu được rằng, trò chuyện về những vấn đề liên quan đến giới tính là bình thường.
Ở những năm đầu đời của trẻ
- Nắm lấy những cơ hội để có những cuộc trò chuyện ngắn khi trẻ lớn lên. Hãy để tình huống, những câu hỏi của trẻ và mức độ thích thú dẫn dắt những gì bạn chia sẻ.
- Cung cấp lượng thông tin phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ. Sự trung thực, lời giải thích đơn giản thường là tất cả những gì trẻ nhỏ cần.
Đừng cung cấp thông tin dồn dập cho trẻ- trẻ sẽ chỉ tiếp nhận những gì trẻ có thể thẩm thấu được.
- Nên tìm hiểu những gì trẻ biết về một chủ đề trước khi cung cấp thông tin cho trẻ. Ví dụ: Nếu trẻ hỏi những em bé được sinh ra từ đâu? bạn có thể hỏi lại trẻ "Theo con nghĩ em bé được sinh ra từ đâu?" Bạn cũng có thể cố gắng tìm ra lý do tại sao trẻ lại đặt câu hỏi như vậy. Điều này có thể giúp bạn cung cấp thông tin cho trẻ phù hợp với sự hiểu biết của trẻ.
- Sẵn sàng thảo luận những chủ đề nhiều hơn một lần. Trẻ thường muốn nghe thấy những thông tin giống nhau nhiều lần cho đến khi trẻ hoàn toàn hiểu được.
- Hãy bắt đầu nói về cơ thể khi trẻ còn nhỏ. Sử dụng những tên gọi chính xác của các bộ phận trên cơ thể; dương vật, tinh hoàn, âm đạo, âm hộ, vú- như những gì bạn sẽ nói về các bộ phận chân, tay. Điều này làm bình thường hóa những từ ngữ này và làm cho trẻ hiểu rằng những bộ phận cơ thể này cũng chỉ giống như những bộ phận khác trên cơ thể, mà không cảm thấy xấu hổ hoặc ngượng ngùng khi nhắc đến. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiểu biết về tên gọi chính xác của các bộ phận cơ thể giúp trẻ hình dung về cơ thể tốt hơn và tự tin hơn. Trẻ có những từ ngữ cần thiết khi trẻ muốn thảo luận về những bộ phận trên cơ thể.
- Từ nhỏ, trẻ đã tò mò về nơi trẻ được sinh ra. Trẻ có thể hỏi bạn nhiều câu hỏi về những em bé. Bạn có thể nói với những đứa trẻ mẫu giáo rằng "em bé bắt đầu từ một quả trứng nhỏ và phát triển ở một nơi đặc biệt ở trong tử cung, ở bên trong người mẹ". Thông tin này thường là tất cả những gì trẻ muốn biết. Trẻ bốn hoặc năm tuổi có thể hiểu rằng bạn cần tinh trùng (giống như hạt mầm) từ người cha, và trứng (giống như một quả trứng nhỏ) từ người mẹ để thụ tinh tạo thành một em bé. Bạn có thể nói với những đứa trẻ lớn tuổi hơn rằng tinh trùng đến từ dương vật của người cha và trứng đến từ buồng trứng của người mẹ. Đôi khi, bởi vì cha và mẹ yêu nhau rất nhiều, nên họ hôn, âu yếm và cơ thể của họ sát lại rất gần nhau. Người cha cho tinh trùng vào bên trong âm đạo của người mẹ. Không phải tất cả tinh trùng đều tìm thấy trứng để tạo được một em bé, mà chỉ những tinh trùng đặc biệt giống như tinh trùng đã tạo ra con.
- Nếu trẻ được sinh ra bằng phương pháp sử dụng cấy ghép mô trứng hoặc được nhận nuôi thì điều quan trọng là câu chuyện về sự ra đời của trẻ được kể theo cách bình thường và tự nhiên. Có nhiều cách gia đình có thể nghĩ ra.
- Đôi khi những cuốn sách viết cho trẻ nhỏ có thể rất hữu ích trong việc cung cấp cho bạn những từ ngữ, hình ảnh phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đọc những cuốn sách đó cùng với trẻ. Bạn có thể tìm thấy những cuốn sách này nếu trường học hoặc trung tâm sức khỏe có giảng dạy chương trình này cho cha mẹ về sức khỏe giới tính.
Ở những năm tiểu học
- Tuổi dậy thì có thể bắt đầu sớm khi trẻ 8 tuổi và thông thường là khi trẻ 10 hoặc 11 tuổi. Điều quan trọng là trẻ có được thông tin về sự thay đổi về tinh thần và thể chất trước khi bước vào tuổi dậy thì, ví dụ: chu kỳ kinh nguyệt, cương dương vật, những giấc mơ đái dầm. Bạn có thể kể những câu chuyện hài hước ở tuổi dậy của bạn nếu bạn có bất kỳ câu chuyện nào.
- Trẻ phát triển ở những tốc độ khác nhau và có thể cảm thấy tò mò nếu trẻ nhận thấy bản thân mình khác với những bạn bè đồng trang lứa. Hãy để trẻ hiểu cónhiều đặc điểm “bình thường” và giúp trẻ cảm thấy tự tin và hạnh phúc về bản thân mình.
- Ở độ tuổi 9 hoặc 10 tuổi, một số trẻ có thể bắt đầu trở nên thu hút với những đứa trẻ khác. Mối quan tâm lớn của trẻ sẽ là về tình bạn và việc sống cùng với những bạn bè cùng trang lứa.
- Một số trẻ và người trẻ bị thu hút bởi những người khác có cùng giới tính hoặc bị thu hút bởi cả hai giới tính. Điều này có thể làm cho trẻ cảm thấy khác biệt, bối rối và cô đơn. Trò chuyện cởi mở về giới tính và những cảm xúc sẽ giúp trẻ biết trẻ có thể nói với bạn về những cảm xúc của trẻ.
- Động viên trẻ xem truyền thông có phê phán và đặt những câu hỏi từ những gì trẻ nhìn thấy và nghe thấy, ví dụ: Những người con trai/con gái/đàn ông/phụ nữ trông như thế nào và hành động như thế nào? Đó có phải là sự thật không? Thông điệp mang lại là gì?
- Trò chuyện với trẻ về các mối quan hệ, cảm xúc. Tập trung vào sự tôn trọng và chăm sóc. Nói về việc đưa ra những quyết định đúng đắn để giúp trẻ và những người khác an toàn.
Trực tuyến
- Bạn nên nhận thức được rằng những vấn đề về giới tính có thể đến với trẻ từ nguồn thông tin trực tuyến trên điện thoại di động hoặc máy tính để bàn. Trẻ có thể tình cờ thấy những thứ có thể làm hại trẻ, làm trẻ sợ hãi hoặc lo lắng. Những thứ đó có thể chứa nội dung bắt nạt, “sexting”(gửi những tin nhắn, hình ảnh có liên quan đến tình dục qua điện thoại di động) hoặc sách báo khiêu dâm. Sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ đó là để trẻ hiểu rằng trẻ có thể đến bên bạn và nói cho bạn biết chuyện gì đang xảy ra. Bạn có thể giải quyết vấn đề cùng với trẻ và thực hiện những cách để giữ an toàn cho trẻ.
Nếu trẻ không hỏi bạn?
Nếu trẻ không đặt câu hỏi cho bạn, điều đó không có nghĩa trẻ không hứng thú. Trẻ có thể nghĩ rằng đây là chủ đề mà bạn không hứng thú thảo luận. Bạn sẽ cần phải là một người chủ động bắt chuyện với trẻ. Nếu trẻ không muốn nói, hoặc nói những gì trẻ đã biết, dù thế nào đi chăng nữa bạn cũng nên nói chuyện một lúc với trẻ.
Trò chuyện với con trai và con gái
Học hỏi những vấn đề liên quan đến đàn ông và phụ nữ đều mang lại lợi ích cho trẻ.Trước đây, thông thường, giải quyết những vấn đề này được xem là “công việc của người mẹ”. Khi có nhiều người đàn ông ngày nay tham gia vào việc chăm sóc trẻ, điều này có nghĩanhững người đàn ông cũng sẽ được tham gia nhiều hơn vào những cuộc trò chuyện liên quan đến vấn đề giới tính.Điều quan trọng là những người cha được nhìn nhận như là những nguồn thông tin đáng tin cậy và trẻ, đặc biệt bé trai, hiểu rằng vấn đề này là bình thường đối với những người đàn ông.
Không môt ai nên nói về những thứ trẻ cảm thấy rất không thoải mái. Nếu một người cha nhận thấy con gái của mình không muốn thảo luận về áo ngực và chu kỳ kinh nguyệt với mình, tốt nhất là không cố chấp. Một số cha mẹ cũng cảm thấy họ không đủ hiểu biết về những gì đang diễn ra với trẻ có giới tính trái ngược với họ. Bạn có thể:
- Nói về những vấn đề mà bạn cảm thấy thoải mái, và tìm những cuốn sách về những vấn đề mà bạn không biết
- Tìm một người đáng tin cậy có cùng giới tính với con trai hoặc con gái bạnđể trẻ có thể trò chuyện cùng.
Hãy để trẻ biết bạn cảm thấy không thoải mái, hoặc không biết nhiều thông tin về chủ đề này. Nói một vài điều như “mẹ không chắc chắn, nhưng mẹ nghĩ vấn đề này rất quan trọng và chúng ta có thể thảo luận về nó. Khi mẹ là một bé trai/gái, điều duy nhất mẹ biết về bé trai/gái đó là…”
Trẻ khuyết tật
Trẻ khuyết tật cũng cần phải tìm hiểu về giới tính và các mối quan hệ. Như với tất cả mọi đứa trẻ, trẻ cần làm rõ những thông tin phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ. Có nhiều cơ hội để trò chuyện về những vấn đề đơn giản và dễ dàng ở những tình huống diễn ra mỗi ngày. Giúp trẻ tìm hiểu về những sự thay đổi của tuổi dậy thì trước khi trẻ trải qua, và cung cấp cho trẻ thuật ngữ chính xác. Những khái niệm có thể cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần hoặc củng cố bằng nhiều cách khác nhau. Tìm hiểu về những vấn đề này giúp xây dựng sự tự tin ở trẻ và thái độ tích cực về giới tính. Giúp trẻ tránh bị bóc lột hoặc lạm dụng.
Hành vi đụng chạm chăm sóc
Hành vi đụng chạm chăm sóc chẳng hạn như những cái ôm, âu yếm từ cha mẹ rất quan trọng để trẻ cảm thấy được yêu thương và học cách bộc lộ tình yêu và sự quý mến. Nếu trẻ trải qua những sự đụng chạm chăm sóc trẻ có thể xác định được bất cứ đụng chạm nào không phù hợp.
Một số người cha và cha dượng lo lắng về việc âu yếm trẻ bởi vì họ sợ bị buộc tội lạm dụng tình dục. Có sự khác biệt giữa đụng chạm chăm sóc và đụng chạm giới tính. Trách nhiệm của người lớn là không để hành vi này vượt qua giới hạn.
Hành vi của trẻ
Khi trẻ lớn lên, có nhiều hành vi phổ biến ở những độ tuổi khác nhau, liên quan đến những bộ phận sinh dục trên cơ thể mà đôi khi cha mẹ có thể ngạc nhiên, xấu hổ hoặc lo lắng. Hành vi của trẻ thường không liên quan đến “tình dục” như người lớn hiểu. Hầu hết đây là một phản ứng tự nhiên trong quá trình trẻ tìm hiểu về giới tính vàkhông có gì phải lo lắng về điều này. Cha mẹ cần biết những hành vi đó của trẻ là bình thường ở độ tuổi của trẻ, và biết cách để trò chuyện với trẻ về vấn đề đó.
Ở những năm tháng chuẩn bị đi học
- Trẻ học hỏi về thế giới thông qua sự tiếp xúc. Khi trẻ chơi với những ngón tay và ngón chân, trẻ có thể chơi với bộ phận sinh dục khi trẻ không mặc tã. Những hành vi này là sự tò mò tự nhiên của trẻ.
- Trẻ chuẩn bị đi học thường không cảm thấy xấu hổ về cơ thể của mình và trẻ thích ở trần.
- Trẻ tò mò và thú vị khi nhìn vào cơ thể của trẻ và của người khác khi ở trần. Khi bộ phận sinh dục thường được che phủ, trẻ đặc biệt thích thú! Trẻ sẽ để ý rằng cơ thể của con trai và con gái khác nhau và có thể đặt ra các câu hỏi “Tại sao” hoặc ‘Cái gì thế?’.
- Trẻ thường hứng thú với cơ thể của cha mẹ hoặc người lớn thân quen với trẻ. Trẻ có thể hỏi về những bộ phận cơ thể và muốn chạm vào, ví dụ: khi ở nhà tắm hoặc bồn tắm.
- Khi trẻ 3 tuổi, trẻ có thể diễn đạt cho dù trẻ là con trai hay con gái. Trẻ 6 hoặc 7 tuổi có thể hiểu rằng vấn đề này không thường xuyên thay đổi. Một số trẻ sẽ xác định khi được giới tính trái ngược với giới tính sinh học của trẻ.
- Trẻ 4 tuổi rất thích thú với những gì người lớn làm ở trong nhà tắm và nhà vệ sinh. Trẻ thường trêu đùa về nhà vệ sinh và thích sử dụng những từ ngữ thề thốt hoặc “từ ngữ nhà vệ sinh” nếu trẻ biết bất cứ từ nào.
- Ở những năm đầu đời, việc chạm vào những bộ phận sinh dục trên cơ thể là bình thường. Trẻ có thể làm như vậy bởi vì trẻ cảm thấy thoải mái khi trẻ lo lắng. Trẻ có thể khám phá về cơ thể của trẻ, hoặc đơn giản cần phải đi vệ sinh.
Ở những năm tiểu học
- Ở những năm đầu học tiểu học, trẻ tò mò hơn về giới tính của người lớn và có thể hỏi về sự khác biệt giới tính, trẻ sơ sinh, mang thai và sinh con.
- Trẻ thích thú sử dụng những từ ngữ thề thốt, từ ngữ liên quan đến nhà vệ sinh hoặc tên gọi của những bộ phận riêng tư trên cơ thể khi kể chuyện hoặc đặt câu hỏi.
- Trẻ có thể đã nghe thấy về quan hệ tình dục và thích nói về chủ đề này, thường sử dụng những từ ngữ trẻ đã nghe thấy từ bạn bè của trẻ.
- Trẻ chuyển từ việc có những người bạn ở cả hai giới tính, tập trung hơn vào những mối quan hệ cùng giới.
- Ở những năm tiểu học, trẻ thường xuyên có cảm xúc mạnh mẽ hơn về riêng tư. Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ về trạng thái ở trần và rụt rè khi đứng trước cha mẹ hoặc những người khác.
Trẻ có thể bắt đầu trò chuyện về giới tính và trêu chọc và đùa giỡn với bạn bè. Trẻ có thể chơi những trò chơi về hôn hoặc giả vờ đám cưới.
- Trẻ ở những năm này có thể chơi những trò chơi liên quan đến những bộ phận của cơ thể. Đây là dạng trò chơi xuất phát từ sự tò mò về cơ thể. Trẻ thường xuyên thích thú những trò chơi này cũng như trẻ chơi những trò chơi khác. Nếu trẻ bị phát hiện đang chơi những trò chơi này trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, đặc biệt nếu trẻ nhìn thấy cha mẹ không đồng tình hoặc tỏ ra xấu hổ, sốc. Nếu cha mẹ yêu cầu trẻ dừng lại và chơi những trò chơi khác trẻ thường chơi.
- Nếu bạn không chắc chắn cách phản ứng lại với hành động của trẻ, hãy giữ bình tĩnh, hít thở sâu và nghĩ về thông điệp bạn muốn trao cho trẻ. Những gì bạn nói sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và sự trưởng thành của trẻ. Nếu trẻ vẫn còn rất nhỏ, bạn có thể phớt lờ. Đối với trẻ 4 và 5 tuổi, bạn có thể nói "tò mò về cơ thể là bình thường, nhưng cơ thể của mỗi người là riêng tư.Khi chạm vào cơ thể của những người khác, hoặc đối với những người khác khi chạm vào con là không bình thường". Nói với trẻ "việc đó giống như con hứng thú khám phá về cơ thể". Mẹ sẽ tìm một cuốn sách hình cho con để giải thích điều này". Dạng trò chơi này là bình thường và không có gì phải lo lắng nếu:
- Đó là trò chơi giữa những người bạn cùng lứa tuổi, cùng cỡ và sức mạnh
- Không một ai bắt buộc trẻ phải làm điều gì mà trẻ không muốn làm
- Trẻ đang không làm những thứ mà trẻ ở độ tuổi này không thường xuyên làm
- Trò chơi đó không tiếp tục diễn ra ở tất cả thời gian vui chơi của trẻ, và trẻ dễ dàng thay đổi.
Khi bạn lo lắng
Có nhiều việc trẻ làm có thể khiến bạn lo lắng, chẳng hạn như:
- Biết quá nhiều về giới tính hơn bạn mong đợi ở độ tuổi của trẻ
- Ép buộc những người khác chơi những trò chơi liên quan đến tình dục hoặc chơi nhiều những trò chơi này với trẻ nhỏ tuổi hơn.
- Trò chuyện và chơi về tình dục nhiều hơn những đứa trẻ khác
- Thủ dâm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi hoặc ở nơi công cộng sau độ tuổi mẫu giáo
- Luôn luôn bị thu hút bởi những bộ phận sinh dục trên cơ thể, cảm thấy sợ hãi hoặc lo sợ khi mọi người nói về cơ thể và tình dục
- Trở nên rất lo lắng về việc ở cùng với một người cá biệt khi không có lý do
Nếu trẻ nổi mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chấn thương ở bộ phận sinh dục hoặc miệng thì đây cũng là một nguyên nhân khiến bạn lo lắng. Những dấu hiệu căng thẳng, chẳng hạn như đái dầm trở lại, làm bẩn quần hoặc làm tổn thương cho thấy trẻ cần đến sự giúp đỡ.
Nếu bạn đang lo lắng, hãy giải quyết vấn đề trên với bác sĩ hoặc tư vấn viên.