Kỹ năng đối phó (khả năng thích ứng cao)
Giúp trẻ xây dựng sức mạnh nội tâm để đối phó với những thăng trầm khi trưởng thành là một trong những việc tốt đẹp nhất cha mẹ có thể làm.
Có sự tự tin và những kỹ năng để đối phó, vượt qua những thử thách gian khổ và trở nên mạnh mẽ hơn là một điều cần thiết nên dạy cho trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố giúp một số người có thể vượt qua được những thời điểm khó khăn trong khi những người khác lại không thể. Những hướng dẫn cho cha mẹ sau đây tập trung vào những vấn đề có thể làm trẻ căng thẳng, bởi vì bước đầu tiên để đối phó với những khó khăn là cố gắng bảo vệ trẻ khỏi những áp lực lớn. Đồng thời, cũng xem xét những yếu tố mà chúng ta biết sẽ giúp xây dựng sức mạnh cho trẻ- cho dù trẻ có áp lực lớn hay không.
Khả năng thích ứng cao là gì?
Khả năng thích ứng cao là khả năng của một người đối phó với những thăng trầm của cuộc sống thay vì sống trong áp lực và căng thẳng. Khả năng thích ứng cao là khả năng đối phó với những vấn đề, và hình thành sức mạnh để bảo vệ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu trẻ có nhiều khó khăn, bất lợi xảy ra trong cuộc sống, thì điều này sẽ luôn luôn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, nhưng hiện tại chúng ta biết nhiều cách hơn để bảo vệ trẻ.
Ở bất kỳ nhóm nào của trẻ, trẻ cũng phải đối mặt với những vấn đề và thách thức lớn, trong nhóm luôn có một ai đó là người trưởng thành hơn mà có thể đối phó với cuộc sống và lo liệu cho bản thân họ và cả những người khác trong nhóm, những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Chúng ta không thể luôn luôn ngăn chặn được những chuyện không may xảy ra với trẻ, nhưng chúng ta có thể giúp trẻ xây dựng sức mạnh để trẻ có thể ứng phó và giải quyết thành công với những thất bại và thách thức. Một số người không chỉ đối mặt và vượt qua những tình huống khó khăn mà họ thậm chí có thể trở nên mạnh mẽ hơn từ những tình huống đó.
Trẻ cần rèn luyện những gì để tạo khả năng thích ứng cao
Khả năng thích ứng cao được xây dựng dựa trên ba nền tảng chính:
>> TÔI CÓ THỂ…tạo sự khác biệt. Tôi có thể:
– Nói với những người khác về những điều làm tôi hoảng sợ hoặc làm phiền tôi
– Tìm kiếm một ai đó để giúp tôi khi cần
– Tìm nhiều cách để giải quyết vấn đề
– Kiểm soát bản thân khi cần thiết.
>> TÔI LÀ…một người có giá trị. Tôi là người:
– Đáng yêu và đáng được yêu
– Hạnh phúc khi làm những điều thú vị cho những người khác và cho thấy tôi quan tâm đến họ
– Tôn trọng những người khác và bản thân
– Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những gì tôi làm
>> TÔI CÓ…nhiều người tôi tin tưởng ở bên cạnh, những người yêu thương và hỗ trợ tôi. Họ:
– Chỉ cho tôi cách để làm những điều đúng đắn
– Muốn tôi học hỏi để tự bản thân mình làm mọi việc- giúp tôi khi tôi mệt hoặc gặp rắc rối
– Sẽ giữ an toàn cho tôi.
Trẻ cũng cần:
>> Gia đình
>> Sự giám sát, thiết lập giới hạn và hỗ trợ
>> Đóng góp
>> Cảm thấy trẻ có thể thành công
>> Cảm thấy tốt về bản thân
>> Thử những điều mới mẻ
>> Cảm thấy được che chở và đánh giá cao
>> Được những người khác hỗ trợ
>> Cảm thấy trẻ có thể tin cậy vào bạn
>> Lạc quan
>> Những người mà trẻ có thể tìm đến
>> Học hỏi để tồn tại
>> Hài hước
Một số vấn đề áp lực đối với trẻ
Sau đây là một số sự kiện lớn tạo áp lực cho trẻ:
>> Chấn thương hoặc không đủ cân nặng khi chào đời.
>> Cha mẹ (hoặc những người gần gũi với trẻ) bị bệnh hoặc qua đời.
>> Khuyết tật- trẻ bị khuyết tật, một đứa trẻ khác trong gia đình bị khuyết tật hoặc cha/mẹ bị khuyết tật.
>> Tan vỡ gia đình- cha mẹ ly thân hoặc ly hôn.
>> Có một em bé mới ra đời khi trẻ vẫn còn rất nhỏ (dưới 2 tuổi).
>> Khi cha mẹ nhìn nhận trẻ như một “sự khó khăn”.
>> Cha mẹ cãi cọ hoặc bạo lực gia đình.
>> Bị lạm dụng- thể xác, tinh thần, tình dục hoặc bị bỏ bê
>> Có quá nhiều thay đổi trong cuộc sống của trẻ, thay đổi nơi ở hoặc người chăm sóc trẻ. ví dụ: thay đổi trường học, giáo viên.
>> Tai nạn xe cộ.
>> Những thảm họa- chẳng hạn như lũ lụt, cháy rừng, chiến tranh.
Cha mẹ có thể làm gì
Giúp trẻ cảm thấy trẻ được yêu thương và gắn kết
Một trong những điều quan trọng nhất đó là cảm giác gắn kết.
Năm đầu đời đặc biệt quan trọng. Từ khi chào đời, trẻ cần phải biết rằng một ai đó hoặc một số người sẽ chăm sóc chu đáo và luôn luôn ở bên cạnh trẻ. Những người này có thể là người mẹ/cha, ông/bà hoặc một người đáng tin cậy khác chăm sóc cẩn thận cho trẻ. Trở nên gắn bó với một người khác không phải là cha mẹ không có nghĩa trẻ sẽ ít gắn bó hơn với cha mẹ trẻ. Trên thực tế lại trái ngược với điều này. Khi trẻ học hỏi để gắn kết, bằng cách này trẻ được trang bị khả năng để tạo ra những sự gắn bó, tin tưởng những người khác và có thể hình thành những mối quan hệ với những người khác trong cuộc sống của trẻ. Nếu cha mẹ ốm yếu hoặc không có khả năng chăm sóc trẻ vì một số lý do nào đó, việc có một ai đó khác chăm sóc cho trẻ là rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của một đứa trẻ.
Cho phép trẻ sử dụng ”công cụ trợ giúp tình cảm”
Những thứ làm trẻ thoải mái như núm vú giả, chăn màn hoặc những đồ chơi đặc biệt có thể giúp trẻ nhỏ vượt qua những căng thẳng ở những năm đầu đời. Trẻ cần những thứ đó khi ở trong những tình huống lạ lẫm hoặc chia tách khỏi cha mẹ, chẳng hạn như lúc đi ngủ hoặc khi đi đến nhà trẻ. Thường thì trẻ sẵn sàng từ bỏ những thứ này khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi, nhưng không phải luôn luôn là như vậy. (Nếu trẻ cần ”công cụ” này vào hầu hết thời gian khi trẻ ở trường thì có thể có vấn đề gì đó đang diễn ra trong cuộc sống của trẻ, làm trẻ lo lắng.
Nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ
Trẻ cần cảm thấy tốt về bản thân mình. Trẻ học hỏi về lòng tự trọng từ khi chào đời, ngay cả trước khi trẻ biết mình là ai. Trẻ hiểu được lòng tự trọng bởi vì một ai đó đang ở bên cạnh trẻ và đến bên trẻ khi trẻ khóc, an ủi trẻ khi trẻ một mình và phản hồi những âm thanh nhỏ của trẻ. Khi một đứa trẻ tạo ra những âm thanh nhỏ và cha mẹ bắt chước và làm lại những âm thanh đó cho trẻ nghe, làm như vậy để cho trẻ biết được rằng trẻ được lắng nghe và chú ý. Tất cả những điều này giúp nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ. Ở thời thơ ấu và đến khi trưởng thành, trẻ cần biết rằng trẻ được yêu thương (không chỉ khi trẻ hoàn thành một việc gì đó làm hài lòng cha mẹ).
Trẻ cần cảm thấy trẻ có một vị trí trong gia đình- và mọi người sẽ nhớ trẻ nếu trẻ đi xa và trẻ góp phần vào những nhiệm vụ trong gia đình, ví dụ: công việc nhà.
Trẻ cần bạn:
>> Dành thời gian ở bên trẻ
>> Ủng hộ những sở thích của trẻ
>> Biểu lộ sự quan tâm, chăm sóc đến trẻ- bằng hành động và lời nói
>> Cho thấy bạn hứng thú với những gì trẻ nói- ngay cả khi bạn không đồng ý
Nuôi dưỡng khả năng tự kiểm soát của trẻ
Trẻ cần phát triển một cảm giác có thể tự mình kiểm soát một vấn đề khi lớn lên. Trẻ có thể bắt đầu học hỏi điều này từ khi chào đời. Có nhiều cách bạn có thể dạy trẻ.
>> Đáp ứng những nhu cầu của trẻ và phản hồi khi trẻ khóc hoặc tạo tiếng động nhẹ.
>> Mỉm cười và vỗ tay khi trẻ tự làm được việc gì đó.
>> Cho phép trẻ thử những điều mới mẻ (để trẻ cảm thấy tốt khi kiểm soát những điều mới mẻ) và nói “không” (trong những giới hạn hợp lý)
>> Biểu lộ niềm vui về những gì mà trẻ đang học hỏi
>> Giúp trẻ học hỏi để tự bản thân trẻ làm việc gì đó thay vì bạn luôn luôn giúp đỡ trẻ.
>> Trao cho trẻ cơ hội và sau đó chuẩn bị sẵn sàng để trẻ có được cơ hội.
>> Hỏi ý kiến của trẻ về những việc mà bạn cùng làm với trẻ (bạn không phải luôn luôn làm như những gì trẻ nói nhưng điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng trẻ có thể đưa ra quan điểm của mình).
>> Bắt đầu dạy trẻ cách tự bản thân giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu 2 đứa trẻ cãi nhau thì bạn có thể để trẻ lắng nghe cảm xúc của nhau. Sau đó yêu cầu trẻ nghĩ về những gì trẻ có thể làm để cố gắng và giải quyết vấn đề này.Trẻ có thể cần một số lời khuyên hoặc giúp đỡ để sẵn sàng bắt đầu.
>> Trao cho trẻ sự đồng thuận và khuyến khích trẻ thử những điều mới mẻ, ngay cả khi trẻ không làm đúng ngay từ ban đầu. Ví dụ, nếu trẻ đang học cách đi giày và trẻ đi trái chân, bạn có thể nói cho trẻ biết rằng bạn rất hài lòng vì trẻ đã cố gắng và kiểm soát để thực hiện việc đó. Sau đó bạn có thể giúp trẻ ở những bước tiếp theo để trẻ làm đúng.
>> Cho trẻ nhiều thời gian để làm những việc sở trường của trẻ. Nên dỗ dành trẻ để trẻ tiếp tục thực hành làm những gì không phải là sở trường của trẻ, và có thể điều này là cần thiết nhưng trẻ cũng cần thời gian để làm được những điều đó.
>> Cho trẻ cơ hội để học hỏi những kĩ năng mới.
>> Trao cho trẻ sự khích lệ để trẻ cố gắng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, và chấp nhận những lỗi lầm một cách tích cực. Làm như vậy dạy cho trẻ cách để vượt qua những thách thức tốt hơn ở lần sau. Ví dụ, “không sao, hãy xem xét con nên làm gì nếu vấn đề này lại xảy ra.”
>> Khi trẻ lớn lên, hãy để trẻ tự chịu trách nhiệm về những việc trẻ làm, ví dụ: làm thế nào để chi tiêu hợp lý, chuẩn bị một bữa ăn, tự đi mua sắm cho bản thân.
Bảo vệ trẻ khỏi những vấn đề của người lớn
Nếu bạn đang gặp những rắc rối với bạn đời của bạn, hãy cố gắng để rắc rối đó không ảnh hưởng đến trẻ. Hãy giúp trẻ hiểu rằng đó không phải là lỗi lầm của trẻ (trẻ thường tin là như vậy).Trẻ cũng cần biết rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, luôn có một ai đó ở bên cạnh trẻ. Bạn phải tìm một người lớn khác chăm sóc cho trẻ chẳng hạn như ông/bà để hỗ trợ trẻ trong khi bạn đang cảm thấy rất căng thẳng.
Tìm kiếm những sự hỗ trợ bên ngoài cho trẻ
Nếu trẻ có một ai đó chăm sóc cho trẻ ngoài cha mẹ thì trẻ thường làm tốt hơn khi cuộc sống trở nên khó khăn. Người đó có thể là ông/bà, họ hàng, bạn bè của gia đình hoặc giáo viên. Khi trẻ lớn lên, những người bạn thân của trẻ có thể hỗ trợ cho trẻ khi cần thiết.
Nhận sự hỗ trợ cho bản thân bạn
Đôi khi có một số vấn đề xảy ra giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ và trẻ có thể có sự khởi đầu khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Điều quan trọng là cố gắng sắp xếp giải quyết mọi việc dù trẻ đang ở độ tuổi nào. Điều này có nghĩa bạn cần đến sự hỗ trợ từ một chuyên gia có những kỹ năng đặc biệt trong lĩnh vực này. Nếu bạn cố gắng sắp xếp sớm, mọi việc sẽ ổn thỏa lâu dài.
Gắn kết tinh thần
Điều này có thể giúp bạn có sự hỗ trợ, tình hữu nghị, ý nghĩa và mục đích của cuộc sống.
Hình thành và duy trì truyền thống gia đình qua việc tổ chức các sự kiện cũng như hoạt động thường ngày
Những việc nhỏ mà đặc biệt bạn làm hằng ngày và vào những dịp đặc biệt giúp hình thành một cảm giác an toàn từ trong gia đình cho trẻ. Nề nếp và truyền thống của gia đình là tổ chức vững chắc của cuộc sống gia đình, duy trì sự ổn định ở những thời điểm căng thẳng hoặc khi gia đình gặp phải rắc rối.
Những truyền thống, tục lệ đặc biệt của gia đình có thể là cách tổ chức một dịp đặc biệt nào đó như sinh nhật, giáng sinh hay ngày trẻ bắt đầu đến trường, có công việc mới…
Những hoạt động thường ngày có thể là:
>> Đưa trẻ lên giường ngủ và hôn chúc trẻ ngủ ngon.
>> Cách nói tạm biệt vào buổi sáng
>> Một thứ gì đó đặc biệt bạn làm khi trẻ từ trường học trở về nhà
>> Bạn làm gì khi ăn cùng với nhau
Nên nhớ:
>> Trẻ có khả năng thích ứng cao không phải là trẻ không bị ảnh hưởng bởi chấn thương vật lý, mà là trẻ có thể ứng phó hiệu quả với những thách thức và vượt qua nghịch cảnh tốt hơn.
>> Trẻ cần phải cảm thấy đáng yêu và được yêu- không chỉ khi làm một điều gì đó tốt.
>> Trẻ cần phải cảm thấy trẻ có thể kiểm soát một số việc xảy ra trong cuộc sống của trẻ.
>> Trẻ cần phải cảm thấy rằng trẻ có thể thành công ở một số lĩnh vực.
>> Trẻ cần có một cảm giác gắn kết.
>> Trẻ cần những người khác, ngoài cha mẹ, những người chăm sóc cho trẻ và hỗ trợ trẻ.
>> Ông bà có thể là sự hỗ trợ đặc biệt cho trẻ nhỏ và thanh, thiếu niên.
>> Cách cha mẹ xử lý tình huống, và cách cha mẹ giúp trẻ đối mặt với những tình huống khó khăn có thể thúc đẩy hoặc phá hủy khả năng thích ứng của trẻ.