Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Nhiều giấc ngủ của trẻ bị rối loạn bởi những cơn ác mộng, kinh hãi về đêm hoặc mộng du. Những rối loạn này có thể làm trẻ hoảng sợ và làm cha mẹ lo lắng.
- Thông thường không có lý do rõ ràng nào lý giải tại sao những rối loạn này lại xảy ra. Những rối loạn này thường không cần phải lo lắng và hầu hết chúng sẽ biến mất đúng thời điểm.
- Những rối loạn này có thể xảy ra nếu trẻ căng thẳng, không khỏe hoặc ngủ không đủ giấc.
- Những rối loạn này không liên quan đến bất cứ vấn đề về sức khỏe tinh thần và cảm xúc hiện tại hoặc sau này trong cuộc sống.
- Điều quan trọng là an ủi trẻ nếu trẻ cảm thấy sợ hãi, và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nếu những rối loạn giấc ngủ tiếp tục diễn ra hoặc khiến bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Những cơn ác mộng
Những cơn ác mộng là những giấc mơ tồi tệ mà có thể làm trẻ hoảng sợ và lo lắng. Cơn ác mộng có thể về những thứ tưởng tượng chẳng hạn như những con quái vật hoặc một thử gì đó có thật trong cuộc sống của trẻ. Trẻ nhỏ có thể tỉnh dậy và nghĩ về những điều tồi tệ vừa xảy ra. Khi trẻ lớn lên, trẻ hiểu rằng những giấc mơ là không có thật.
Những cơn ác mộng có thể liên hệ với những nỗi lo sợ và sợ hãi. Cơn ác mộng xảy ra sau một sự kiện đau buồn hoặc khi trẻ cảm thấy căng thẳng, không khỏe, đang uống thuốc hoặc ngủ không đủ giấc.
Cha mẹ có thể làm gì
Nếu trẻ tỉnh dậy từ một cơn ác mộng, hãy an ủi trẻ và giúp trẻ cảm thấy an toàn. Bạn có thể:
>> ở bên trẻ cho đến khi trẻ quay trở lại giấc ngủ;
>> để cửa phòng ngủ của trẻ mở và bật đèn ngủ;
>> thử vuốt ve trẻ, âu yếm trẻ nhẹ nhàng, một bài hát hoặc một đĩa nhạc nhẹ;
>> bình tĩnhtrò chuyện với trẻ về cơn ác mộng trong khoảng thời gian ngắn.
Những việc làm sau có thể sẽ giúp ích:
>> Giảm căng thẳng vào ban ngày, ví dụ: nếu bạn đang hướng dẫn trẻ sử dụng nhà vệ sinh thì hãy dừng việc này một thời gian;
>> Tránh xem Ti Vi, máy tính và chơi các trò chơi điện tử trước khi đi ngủ. Lựa chọn những chương trình và trò chơi đã được phân loại được công chiếu rộng rãi ở bất cứ thời điểm nào;
>> Có những hoạt động thoải mái, thư giãn trước khi ngủ, ví dụ: cho trẻ tắm, kể chuyện cho trẻ, và cho trẻ ngủ ngon lành với một nụ hôn và một cái ôm chúc ngủ ngon;
>> Cố gắng để trẻ thư giãn và nghĩ về những nơi an toàn và vui vẻ trong khi trẻ đi ngủ;
>> Cố gắng sử dụng trí tưởng tượng của trẻ. Yêu cầu trẻ phác họa những gì đang làm trẻ sợ hãi, và sau đó vò nhàu và ném chúng đi. Làm như vậy cho trẻ cảm giác vượt qua nỗi sợ hãi. Nếu trẻ thường có cơn ác mộng giống nhau với kết thúc đáng sợ, cố gắng nói chuyện trong ngày về một kết thúc tốt đẹp hơn.
Kinh hãi về đêm
Kinh hãi về đêm là khi một đứa trẻ trở nên rất kích động trong giấc ngủ sâu. Trẻ có thể:
>> đột nhiên la hét hoặc khóc và trông tái nhợt và sợ hãi;
>> đá và đạp mạnh;
>> gọi cho bạn nhưng không “nhìn thấy” bạn và không thể dỗ dành được;
>> hơi thở nặng nề, toát mồ hôi và mắt mở to nhìn chằm chằm.
Triệu chứng kinh hãi về đêm có thể kéo dài khoảng vài phút cho đến 20 phút.
Một đứa trẻ có triệu chứng kinh hãi về đêm không phải đang mơ. Trẻ cũng không thể tỉnh dậy. Vào buổi sáng, trẻ sẽ không nhớ những gì đã xảy ra.
Cha mẹ có thể làm gì
>> Tốt nhất là không đánh thức trẻ khỏi sự kinh hãi về đêm. Trẻ có thể bối rối và cần thời gian dài để ổn định.
>> Ở bên trẻ ngay cả khi trẻ không để bạn an ủi trẻ. Đảm bảo trẻ được an toàn. Hướng dẫn trẻ trở lại giường ngủ nếu cần thiết.
>> Nói về việc này vào ngày tiếp theo có thể làm trẻ xấu hổ và lo lắng khi trẻ sẽ không nhớ những gì đã xảy ra.
>> Nếu sự kinh hoàng về đêm xảy ra vào những thời điểm giống nhau mỗi đêm, cố gắng đánh thức trẻ một thời gian ngắn khoảng 10-15 phút trước thời gian này, và sau đó ổn định trẻ quay trở lại giấc ngủ.
>> Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, có thói quen thư giãn trước giờ đi ngủ, và đi vệ sinh trước khi lên giường.
Mộng du
Mộng du là khi trẻ bước đi hoặc làm những hoạt động khác trong khi ngủ. Mộng du có thể bắt đầu ở trẻ giữa 3 và 7 tuổi. Trẻ sẽ mộng du ít hơn khi trẻ lớn lên. Trẻ không kiểm soát được những gì trẻ làm khi trẻ mộng du và có thể làm tổn thương chính bản thân trẻ.
Cha mẹ có thể làm gì
>> Tốt nhất là không đánh thức trẻ khi điều đó có thể làm trẻ lo lắng. Không có điều gì tồi tệ sẽ xảy ra nếu trẻ tỉnh dậy. Hướng dẫn trẻ quay trở lại giường ngủ.
>> Đảm bảo trẻ được an toàn bằng cách khóa cửa phòng và cửa sổ, đặt các rào chắn ở cầu thang, và đặt máy sưởi, dây điện và bất cứ thứ gì nguy hiểm khác tránh ra khỏi đường.
>> Buộc một cái chuông ở cửa phòng ngủ của trẻ để có thể báo thức cho bạn biết khi trẻ mộng du.
>> Bảo vệ trẻ khỏi bị trêu chọc về vấn đề này. Hãy để trẻ biết rằng mộng du không phải là triệu chứng của bất cứ vấn đề nào hoặc bệnh lý nào.
Ngủ gật
Ngủ gật xảy ra đột ngột, thường là sự co giật của chân, tay hoặc toàn bộ cơ thể khi bắt đầu giấc ngủ. Những vấn đề này phổ biến ở tất cả mọi độ tuổi và không rõ nguyên nhân.
Nói mơ
Nói mơ là một rối loạn phổ biến. Trẻ thường nói mơ nếu trẻ cảm thấy thú vị hoặc lo lắng về một điều gì đó. Những gì trẻ nói có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng và trẻ có thể đứng dậy khi nói. Trẻ sẽ không nhớ gì vào ngày hôm sau. Cố gắng trò chuyện với trẻ về những mối lo lắng của trẻ trong ngày. Nói mơ có thể làm người khác tỉnh dậy vì vậy bạn có thể phải thay đổi địa điểm ngủ của trẻ.
Nghiến răng
Trẻ nhỏ từ khoảng 10 tháng tuổi có thể nghiến răng. Tật nghiến răng thường không gây ra bất cứ tổn thương nào.
Trẻ lớn tuổi hơn có thể tạo áp lực lên răng của trẻ bằng việc siết chặt quai hàm của mình. Làm như vậy có thể làm tổn thương răng, đau cơ mặt hoặc đau đầu. Nói chuyện với nha sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.