Hướng dẫn cho trẻ từ 1-3 tuổi ăn uống đúng cách
Cha mẹ đôi khi lo lắng trẻ không ăn đủ thực phẩm dinh dưỡng. Bạn nên nhớ rằng:
- Cha mẹ quyết định loại thực phẩm cho trẻ ăn - trẻ là người quyết định sẽ ăn bao nhiêu
- Nếu bạn cung cấp những thực phẩm lành mạnh, trẻ sẽ ăn ngon bất cứ thứ gì trẻ chọn
- Trẻ 2 tuổi cần ít thực phẩm bởi vì trẻ phát triển chậm hơn
- Dạ dày của trẻ nhỏ vì vậy trẻ cần ăn lượng thức ăn ít và thường xuyên
Cố gắng giữ cho bữa ăn của trẻ thoải mái và vui vẻ, tránh để xảy ra những trận chiến ăn uống với trẻ
Trẻ và ăn uống
Việc cho trẻ ăn có thể rất khó khăn đối với cha mẹ. Khi được 2 tuổi, trẻ trở nên độc lập hơn và có thể muốn kiểm soát những gì trẻ ăn. Trẻ không muốn hoặc cần ăn nhiều thức ăn bởi vì trẻ đang phát triển chậm hơn. Có nhiều điều thú vị hơn để trẻ làm hơn là ăn uống!
Đôi khi trẻ kén ăn. Trẻ có thể từ chối thức ăn và không muốn thử những món ăn mới. Một số trẻ có chế độ ăn không khoa học khi trẻ luôn chỉ muốn ăn những thực phẩm giống nhau lần này đến lần khác. Hãy kiên nhẫn với trẻ.
Nếu trẻ không muốn ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt nhất bạn không nên cho trẻ ăn những loại thức phẩm không tốt cho sức khỏe như bim bim, bánh quy ngọt.
Nếu bạn lo lắng về những gì trẻ ăn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên sẽ giúp bạn biết được trẻ có đang phát triển tốt hay không.
Vai trò của cha mẹ và trẻ
Cha mẹ quyết định sẽ cung cấp loại thức ăn và đồ uống nào cho trẻ. Còn quyết định sẽ ăn thực phẩm nào và ăn bao nhiêu lại phụ thuộc vào trẻ.
Nếu bạn cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm và đồ uống phong phú, bạn sẽ biết được bất cứ thứ gì trẻ chọn sẽ bổ dưỡng.
Trẻ em rất giỏi trong việc biết được khi nào trẻ đói và khi nào trẻ no. Kỹ năng này có thể dễ dàng mất đi nếu trẻ bị ép phải ăn, hoặc bắt buộc trẻ ăn hết tất cả các thức ăn ở trong bát của trẻ. Trẻ có thể học được cách tiếp tục ăn dù trẻ đã no. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng sau này.
Cha mẹ quyết định cho trẻ ăn loại thực phẩm nào. Trẻ quyết định ăn số lượng bao nhiêu
Trẻ sẽ biết được khi nào trẻ đói và khi nào trẻ no. Hãy để sự thèm ăn của trẻ hướng cho trẻ ăn bao nhiêu.
|
Vào giờ ăn
- Tắt Ti Vi, để những đồ chơi ra xa và thú nuôi ra khỏi nhà để trẻ có thể tập trung ăn uống.
- Ăn uống cùng nhau như một gia đình để trẻ có thể tận hưởng thời gian gia đình bên nhau và nhìn thấy các thành viên trong gia đình đang tận hưởng những món ăn ngon.
- Đầu tiên, cho trẻ một lượng nhỏ thức ăn mới. Thử kết hợp với thức ăn mà bạn biết là trẻ thích. Có thể mất 10 lần hoặc nhiều hơn nữa trước khi trẻ chấp nhận ăn thức ăn mới.
- Thật kiên nhẫn. Nếu trẻ từ chối thức ăn, cố gắng không phản ứng lại trẻ. Trẻ có thể biết được cách dễ dàng để từ chối thức ăn. Hãy mang thức ăn đi mà không bình luận gì thêm.
- Hãy thử cho trẻ ăn tối sớm hơn trước khi trẻ mệt hoặc làm bữa trưa là bữa ăn chính của trẻ. Trẻ có thể ăn ít hơn khi ngồi cùng với gia đình sau đó.
- Đặt một tấm khăn trải bàn và một cái yếm ăn cho trẻ. Trẻ vẫn đang học tự xúc ăn và điều đó có thể làm mọi thứ trở nên lộn xộn. Trẻ càng tập luyện nhiều thì trẻ sẽ học được sớm hơn. Động viên những nỗ lực của trẻ.
Những mẹo có thể giúp bạn:
- Có một số phong tục gia đình thú vị, chẳng hạn như làm bánh vào buổi sáng chủ nhật. Trẻ sẽ thích thú hơn với những món ăn làm trẻ cảm thấy thú vị.
- Có một người bạn cùng ăn với trẻ. Điều này có thể khuyến khích trẻ ăn.
- Thay đổi địa điểm và cách dọn thức ăn, ví dụ: có một bữa ăn ngoài trời trong vườn, hoặc đặt thức ăn vào giữa bàn ăn để mọi người có thể tự lấy thức ăn.
- Khuyến khích trẻ quan tâm đến thực phẩm. Nói với trẻ về thực phẩm. Ví dụ: khi bạn đang đi siêu thị. Để trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn. Để trẻ làm những công việc đơn giản như đảo thức ăn. Trẻ cũng có thể giúp trồng các cây thực phẩm ở nhà.
Những điều không nên làm
Tốt nhất bạn nên tránh:
- Đe dọa, nhiếc móc, dụ dỗ trẻ
- Để trẻ ngồi vào bàn ăn quá lâu
- So sánh trẻ với những đứa trẻ khác
- Dùng thủ thuật hoặc trò chơi để kích thích trẻ ăn uống
- Cung cấp một số thức ăn đặc biệt chẳng hạn kem như một phần thưởng, hoặc nói rằng trẻ sẽ không được ăn kem. Cả hai cách này sẽ làm cho trẻ mong muốn ăn kem hơn.
- Cung cấp một số thức ăn ngọt như là một phần thưởng, ví dụ: bạn nói “nếu con ăn tất cả đĩa rau này con sẽ được ăn món tráng miệng”. Làm như thế sẽ gửi cho trẻ một thông điệp rằng món tráng miệng hấp dẫn hơn món rau, đây không phải là thông điệp tốt cho trẻ. Nếu bạn có món tráng miệng, hãy đảm bảo tốt cho sức khỏe, ví dụ: trái cây hoặc bánh sữa tráng miệng. Cung cấp cho trẻ các bữa ăn nhỏ.
- Ép trẻ ăn hết thức ăn. Sẽ tốt nhất khi sự thèm ăn của trẻ hướng dẫn cho trẻ biết lượng thức ăn trẻ ăn và trẻ sẽ dừng lại khi đã no.
Không bao giờ ép trẻ ăn. Điều đó có thể làm trẻ nghẹn hoặc ghét thức ăn đó.
Trẻ nên ăn gì
Trẻ nên ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng mỗi ngày.
- Rau củ: Ít nhất 2 khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: 1 bát Salad và ½ rau củ nấu chín.
- Trái cây: Ít nhất một khẩu phần mỗi ngày, ví dụ: 1 quả chuối hoặc 1 miếng dưa gang.
- Các sản phẩm từ sữa: Ít nhất 1 hoặc ½ khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: ¾ hũ sữa chua hoặc sữa trứng và 1 cốc sữa.
- Thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, các loại đậu: Ít nhất một khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: 2 miếng thịt, 2 quả trứng và 1 chén đậu.
- Ngũ cốc: Ít nhất 4 khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: 1 miếng bánh mỳ, ½ bát cơm hoặc mỳ, 2 bánh quy vào bữa sáng
Đừng lo lắng nếu trẻ không ăn tất cả những thực phẩm trên mỗi ngày. Sự thèm ăn của trẻ khác nhau mỗi ngày và phụ thuộc vào mức độ hoạt động của trẻ hoặc nếu trẻ đang mệt, không khỏe.
Trẻ cần ăn những khẩu phần ăn nhỏ thường xuyên, ví dụ: 3 bữa ăn nhỏ và 2-3 bữa ăn phụ mỗi ngày. Cung cấp cho trẻ những khẩu phần ăn nhỏ và dọn những món ăn trẻ không ăn mà không cằn nhằn trẻ.
Những thực phẩm như bánh quy, khoai tây rán, nước ngọt và nước giải khát chỉ nên cung cấp cho trẻ thỉnh thoảng, ví dụ: tại các bữa tiệc. Đừng bị cám dỗ bởi những quảng cáo về các loại đồ ăn nhanh trên Ti vi. Có nhiều sự lựa chọn lành mạnh cho gia đình của bạn.
Thực đơn ví dụ:
Bữa sáng
|
1 bánh quy nguyên hạt với ½ cốc sữa, hoặc một miếng bánh mỳ nướng phết bơ.
|
Bữa giữa buổi sáng
|
1 lát trái cây hoặc 4 bánh quy nhỏ.
|
Bữa trưa
|
½ Bát đậu nướng với một miếng bánh mỳ, hoặc 1 bánh sandwich với thịt và pho mát, cà rốt nghiền và cà chua
|
Bữa chiều
|
1 cốc sữa chua hoặc 1 miếng bánh mỳ hoa quả
|
Bữa tối
|
1 bát mỳ ống với sốt và ½ bát rau, 2 miếng thịt nướng thái mỏng, ½ cốc sinh tố khoai tây nghiền và rau.
|
Các bữa ăn phụ
|
1 cốc sữa chua hoặc sữa trứng với trái cây.
|
Thức uống
|
Nước lọc và 2-3 cốc sữa (không quá 500ml) hoặc 2-3 lần bú sữa.
|
Bữa sáng
- Ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ: cháo
- Trứng rán với bánh mỳ nướng hoặc bánh xốp
- Bánh kếp với trái cây và sữa chua
- Bánh mỳ nướng vị trái cây hoặc bánh nướng xốp.
- Bánh gạo với bơ đậu phộng, bơ.
- Chuối nghiền với chiết xuất nấm men hoặc pho mát
Bữa trưa
- Rau, súp đậu cùng với một cuộn bánh mỳ
- Bánh mỳ sandwich nướng với cá ngừ, sữa bắp hoặc đậu nướng, giăm bông hoặc cà chua
- Một hộp cơm trưa với cà chua (bổ làm đôi), rau diếp, dưa chuột, đậu xanh, trứng pho mát và một cuộn bánh mỳ nhỏ.
- Salad với gà, đậu và rau củ
- Nước lọc, bánh mỳ cuộn, cà chua, cà rốt nạo
Bữa tối
- 2 lát mỏng thịt nướng, ½ cốc khoai tây nghiền, súp lơ xanh luộc, cà rốt và bí ngô
- 1 bát mỳ ống và sốt bolognaise và ½ bát rau củ trộn
- Rau xào và thịt, với 1/3 bát mỳ hoặc cơm.
Bữa phụ
- Trái cây tươi hoặc nước ép trái cây hoặc một hũ sữa chua nhỏ.
- Các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu xanh
- Bánh ngọt hoặc bánh nướng với bơ thực vật và mứt
- Bánh mỳ nướng vị trái cây hoặc bánh xốp phết bơ thực vật hoặc bơ đậu phộng
- Bánh mì, bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc bánh gạo phết bơ đậu phộng, bơ nghiền hoặc chuối, chiết xuất nấm men, phô mai.
- Bánh quy/bánh xốp tự làm. Giảm lượng chất béo hoặc đường, thêm bột mì, yến mạch, trái cây sấy khô hoặc tươi hoặc rau củ
Thức uống
Nước lọc
Nước lọc là thức uống tốt nhất cho mọi người kể cả trẻ em. Nước lọc có giá thành rẻ, không thêm đường hoặc hương liệu và giúp ngăn ngừa sâu răng. Hầu hết trẻ thích thú uống nước lọc nếu trẻ được cho uống nước lọc sớm.
Sữa
Sữa là thức uống quan trọng cho trẻ. Mặc dù trẻ có thể uống no sữa và ít thèm ăn những thực phẩm khác, tuy nhiên chỉ 500 ml sữa mỗi ngày là đủ. Tốt nhất là uống sữa bằng cốc, không uống sữa bằng bình để ngăn ngừa sâu răng. Sữa mẹ cung cấp những lợi ích sức khỏe tốt cho trẻ ở 2 năm đầu đời. Cho trẻ bú sữa mẹ theo mong muốn của người mẹ và trẻ.
Trẻ em từ 1-2 tuổi cần sữa nguyên kem. Sữa ít chất béo được khuyến khích cho trẻ trên 2 tuổi sử dụng.
Thức uống khác
Nước ép trái cây, nước ngọt là không cần thiết. Chỉ cho trẻ vào những dịp đặc biệt và không nên có những loại đồ uống này trong nhà. Nếu bạn cho trẻ uống nước ép trái cây, hãy trộn lẫn với nước lọc và hạn chế uống ½ cốc mỗi ngày trong bữa ăn. Hạn chế uống đồ ngọt ở những dịp đặc biệt. Đừng cho trẻ uống trà, cà phê, thức uống thể thao, nước tăng lực, rượu.
Lưu ý cho trẻ ăn uống an toàn
Trẻ dưới 4 tuổi có nguy cơ nghẹn các thức ăn cứng, vì trẻ chưa có răng hàm để nhai thức ăn tốt. Do đó cần lưu ý:
- Luôn để trẻ ngồi xuống khi ăn. Đừng cho trẻ ăn hoặc uống khi trẻ đang chạy, vui chơi, cười hoặc khóc.
- Ở gần trẻ và quan sát trẻ trong khi trẻ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn chậm và nhai kỹ.
- Nấu, nghiền, xay kỹ trái cây và rau củ, ví dụ: táo, cà rốt.
- Đừng để thức ăn bị dai và chưa chín kỹ, ví dụ: một số loại thịt.
- Bổ đôi một số thực phẩm. Ví dụ: nho, cà chua, anh đào
- Bóc lớp vỏ bên ngoài xúc xích và thái thành miếng nhỏ.
- Bóc hạt, gỡ xương. Ví dụ: Hoa quả, cá
- Không cho trẻ ăn khoai tây rán, bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng, dính, bánh quy giòn cứng.