Hoạt động thể chất tại nhà để chống dịch
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị chi tiết về số lượng hoạt động thể chất mà mọi người ở mọi lứa tuổi nên làm.
Cố gắng giảm thời gian ngồi lâu cho dù là làm việc, học tập, xem tivi, đọc sách, sử dụng mạng xã hội hoặc chơi trò chơi trên màn hình. Giảm việc ngồi lâu bằng cách nghỉ ngơi 3-5 phút sau mỗi 20-30 phút.
Đơn giản chỉ cần đứng lên và vươn vai hoặc đi dạo quanh nhà, lên xuống cầu thang... đã có thể cải thiện sức khỏe và tinh thần.
* Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày. Hãy dành thời gian thường xuyên chơi trò chơi trên sàn nhà với con bạn ở tư thế nằm sấp và xuyên suốt cả ngày những khi bé còn thức.
* Trẻ em dưới 5 tuổi nên dành ít nhất 180 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất, với trẻ 3-4 tuổi vận động vừa phải hoặc mạnh trong 60 phút mỗi ngày.
Chơi tích cực trong và xung quanh nhà, phát minh ra các trò chơi liên quan đến việc vận động và có thể phát triển các kỹ năng ném, bắt, đá, cũng như phát triển tư thế và thăng bằng. Chơi các trò chơi mà trẻ cần hít thở mạnh, chẳng hạn như chạy xung quanh nhà, bò hoặc nhảy.
* Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-17 tuổi nên thực hiện ít nhất 60 phút mỗi ngày hoạt động thể chất từ cường độ trung bình đến mạnh, bao gồm các hoạt động tăng cường cơ và xương, ít nhất 3 ngày mỗi tuần. Trò chơi năng động và tích cực với gia đình.
* Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên thực hiện tổng cộng ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình hoặc ít nhất 75 phút hoạt động thể chất cường độ cao trong suốt cả tuần, bao gồm các hoạt động tăng cường cơ bắp từ 2 ngày trở lên mỗi tuần.
Ví dụ leo lên cầu thang nhiều nhất có thể, làm công việc gia đình như một cách để hoạt động thể chất nhiều hơn.
Có thể tham gia một lớp tập thể dục trực tuyến hoặc tạo thói quen của riêng bạn với âm nhạc mà bạn yêu thích để tận dụng sử dụng các nhóm cơ chính và tăng nhịp tim cho bạn.
* Người lớn tuổi trên 60 hoặc có thể kèm tiền sử bệnh mãn tính khả năng vận động kém nên hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi lại trong nhà, vươn vai, hít thở, cố gắng tăng cường khả năng giữ thăng bằng và ngăn ngừa té ngã, ít nhất 3 lần mỗi tuần.
* Nếu bạn không thường xuyên vận động, hãy bắt đầu từ từ với các hoạt động cường độ thấp, như đi bộ và các bài tập có động tác nhẹ. Bắt đầu với thời lượng ngắn chẳng hạn như 5-10 phút, và dần dần tăng lên đến 30 phút hoặc hơn liên tục trong một vài tuần.
* Hãy thiết lập một thói quen đều đặn để vận động mỗi ngày.