Điều trị cúm A cho trẻ: 4 phương pháp hiệu quả cần tuân thủ
Cúm A là một căn bệnh truyền nhiễm gây nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh khá phổ biến, nhưng nhiều phụ huynh không biết cách điều trị cúm A cho trẻ. Vậy, trẻ bị cúm A phải làm sao?
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được những phương pháp điều trị cúm A cho trẻ.
Đầu tiên, cần phải hiểu rằng, mục tiêu của việc điều trị cúm A cho trẻ là ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm A ở trẻ em. Tuy nhiên, để biết trẻ có thật sự bị cúm A hay không, cần quan sát và nhận biết các biểu hiện của cúm A ở trẻ, đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy bé có những triệu chứng của bệnh cúm A.
Bạn có thể xem thêm:
Biểu hiện cúm A ở trẻ theo từng giai đoạn và cách phân biệt với cảm lạnh
Tại bệnh viện, việc chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trẻ sẽ được tiến hành. Phác đồ điều trị cúm A cho trẻ một cách cụ thể nhất sẽ được bác sĩ đề xuất dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:
- Độ tuổi
- Tình trạng sức khỏe tổng thể
- Tiền sử bệnh
- Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
- Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể
Từ những tiêu chí này, bác sĩ sẽ quyết định xem nên áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị cúm A cho trẻ dưới đây:
1. Trẻ bị cúm A phải làm sao? Cách ly trẻ với người khác là biện pháp điều trị cúm A cho trẻ đầu tiên
Khi trẻ bị cúm A, điều đầu tiên nên làm là cách ly bé với những người khỏe mạnh. Hành động này không chỉ để tránh lây nhiễm cho người khác, mà còn hỗ trợ quá trình điều trị cúm A cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hãy tưởng tượng, nếu trẻ bị cúm A mà bạn không cách ly bé và để bệnh lây truyền sang các thành viên trong gia đình, thì virus gây bệnh sẽ tồn tại xung quanh trẻ, khiến bệnh kéo dài dai dẳng, hoặc tái đi tái lại hay thậm chí khiến bệnh trầm trọng hơn. Do đó, bước đầu tiên trong công tác điều trị cúm A cho trẻ là cách ly bé bị cúm A. Bé có thể được cách ly tại bệnh viện hoặc tại nhà tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé.
Bên cạnh đó, những người xung quanh, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc trẻ bị cúm A, cần tăng cường vệ sinh cá nhân,
rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi… để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh.
2. Trẻ bị cúm A uống thuốc gì? Điều trị cúm A cho trẻ bằng thuốc
Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc phù hợp để điều trị cúm A cho trẻ. Những loại thuốc này thường bao gồm:
- Thuốc kháng virus: Đây là thuốc chứa chất ức chế neuraminidase, làm giảm khả năng lây lan của virus cúm từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm, có tác dụng chống lại nhiễm trùng. Thuốc kháng virus không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh cúm vì không tiêu diệt được virus, nhưng có thể giảm bớt các triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi. Thuốc nên được bắt đầu uống trong vòng 2 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện để rút ngắn thời gian bệnh cúm. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng virus, mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân là vì mặc dù thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc điều trị cúm A cho trẻ, nhưng những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn và nôn mửa, hay thậm chí là những triệu chứng tồi tệ hơn. Một số loại thuốc kháng virus phổ biến là:
- Zanamivir (Relenza)
- Oseltamivir (Tamiflu)
- Peramivir (Rapivab)
- Baloxavir marboxil (Xofluza)
- Acetaminophen hoặc ibuprofen: Thuốc giúp hạ sốt và giảm đau nhức ở trẻ bị cúm A. Không dùng Aspirin để điều trị cúm A cho trẻ vì có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm.
- Thuốc ho: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị ho cho trẻ sau khi cân nhắc kỹ lưỡng ảnh hưởng của thuốc trong việc điều trị cúm A cho trẻ.
Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại nhiễm virus, do đó không được kê đơn để điều trị cúm A cho trẻ.
3. Điều trị cúm A cho trẻ bằng cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà
Ngoài cách ly và điều trị bằng thuốc cho trẻ, trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ có thể điều trị cúm A cho trẻ bị bệnh nhẹ bằng cách cho trẻ nghỉ ngơi, chăm sóc và theo dõi tại nhà. Hầu hết trẻ bị cúm A sẽ khỏe hơn trong vòng 7-10 ngày. Việc điều trị cúm A cho trẻ tại nhà cũng dựa trên mục tiêu làm giảm các triệu chứng và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng gây ra biến chứng. Do đó:
- Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, bạn hãy giúp bé hạ sốt bằng một số loại thuốc không kê đơn dành cho trẻ với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Chườm khăn, làm mát cơ thể bé cũng là một cách hiệu quả giúp bé hạ sốt.
- Nếu trẻ bị ho, một số thuốc ho hoặc siro ho có thể khắc phục vấn đề. Một số phương pháp dân gian như uống nước lá hẹ cũng có thể giúp bé bớt ho.
- Nếu trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể điều trị cúm A cho trẻ bằng cách hút mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên cho bé.
- Nếu bé bị tiêu chảy, hãy tăng cường chất điện giải, bổ sung nước và cho bé uống men vi sinh.
- Ngoài ra, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và bổ sung nhiều chất lỏng cũng là cách điều trị cúm A cho trẻ tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Hãy để trẻ nằm nghỉ trong môi trường thông thoáng, nhiệt độ phòng mát mẻ, yên tĩnh. Một số loại nước uống có lợi cho sức khỏe của trẻ bị cúm A là:
·4. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A
Một trong những điều mà cha mẹ cần lưu ý khi điều trị cúm A cho trẻ là
chế độ dinh dưỡng. Đây là yếu tố quan trọng giúp bé mau khỏi bệnh và nhanh hồi phục. Do đó, hãy đảm bảo:
- Cho trẻ bị cúm A ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp
- Nấu chín kỹ thức ăn và cho trẻ ăn khi còn ấm
- Chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày, vì trẻ bị cúm A thường chán ăn và ăn kém
- Cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn của trẻ, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất…
- Cho trẻ ăn nhiều rau quả để nâng cao sức đề kháng
- Đối với trẻ bú mẹ hoặc bú bình, hãy chia nhỏ cữ bú và cho bé bú nhiều lần trong ngày.
- Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những phương pháp điều trị cúm A cho trẻ.