CHĂM SÓC TRẺ THỪA CÂN: CÁCH GIẢM CHẤT BÉO TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ ?
Hiện nay, béo phì đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe đáng chú ý ở trẻ nhỏ. Bên cạnh kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục thì hạn chế trong khẩu phần ăn của trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Các loại chất béo
Chất béo bão hòa (có hại)
Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các thực phẩm
động vật như các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, mỡ heo… Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm thực vật. Như dầu dừa, các loại bơ… Con bạn nên hạn chế ăn càng ít lượng bão hòa càng tốt.
Điều quan trọng bạn là có thể kiểm soát lượng chất béo của trẻ. Bằng cách xem thông tin thành phần dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói trước khi quyết định mua chúng
Chất béo không bão hòa (có lợi)
Chất béo không bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong ngô, đậu nành, các loại hạt, dầu thực vật và dầu cá. Axit béo là thành phần cấu tạo nên không bão hòa. Ba axit béo quan trọng trong cơ thể là omega-3, omega-6 và omega-9. Chúng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp cao và tình trạng viêm trong cơ thể.
Chất béo có hại và có lợi
Con bạn cần bao nhiêu chất béo là đủ?
Nếu trẻ ăn lượng chất béo vừa phải, đặc biệt là nhóm có lợi, sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, khi trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, sẽ dẫn đến thừa cân. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em nên:
- Bổ sung không quá 20 đến 35% tổng lượng calo và không quá 10% lượng calo từ chất béo bão hòa.
- Ăn ít hơn 300 mg cholesterol mỗi ngày. Cholesterol và triglyceride là những chất béo trong máu của con bạn. Cơ thể con bạn sử dụng chúng để tạo ra hoóc môn, phát triển các tế bào và tạo năng lượng. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol quá nhiều, chúng tích tụ lại thành mảng bám trong các mạch máu. Chính vì vậy mà khiến lòng mạch máu hẹp hơn, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi các cơ quan. Nguy hiểm nhất là thiếu máu nuôi tim và não, dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ. Điều này cũng liên quan do các mảng bám có thể vỡ ra thành các mảnh nhỏ và bít hoàn toàn một mạch máu nhỏ hơn.
Hạn chế chất béo trong chế độ ăn của trẻ?
Bạn có thể cắt giảm chất béo trong chế độ ăn của trẻ bằng nhiều cách. Hướng dẫn trẻ ăn ít các sản phẩm từ động vật như thịt đỏ, da của thịt gia cầm, đồ chiên… Ngay cả các chất béo lành mạnh như dầu, các loại hạt… Chúng có lượng calo cao và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Khuyến khích con bạn ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
Ngoài ra, bạn có thể xem xét một vài gợi ý sau:
- Chú ý đến thông tin dinh dưỡng của tất cả thực phẩm và dạy trẻ cách đọc chúng.
- Chọn kem chua (12 – 16% chất béo), kem phô mai, phô mai, sữa chua và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo. Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn.
- Nấu ăn với dầu hạt cải hoặc dầu ô liu thay vì bơ thực vật. Chọn dầu chứa ít hơn 2 gram bão hòa trong mỗi muỗng canh. Giảm lượng chất béo và dầu bạn sử dụng khi nấu hoặc nướng.
- Nên mua thịt nạc như ức gà không có da, thịt lợn thăn, sườn… hay các loại cá. Chuẩn bị một bữa tối không thịt một vài lần trong tuần.
- Hạn chế cách chế biến với chất béo. Nướng, hấp, luộc thức ăn thay vì chiên.
- Thức ăn nhanh hiện nay là lựa chọn thường xuyên của nhiều cha mẹ vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, hãy chọn cho trẻ các món nướng, hấp (thay vì chiên) hoặc salad với nước sốt ít béo.
- Để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh, hãy chọn trái cây tươi hoặc sữa chua ít béo thay vì các món chiên hay đồ ngọt.
Không phải tất cả chất béo là đều có hại. Nhưng chúng có thể không tốt cho sức khỏe nếu con bạn ăn quá nhiều. Với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol kết hợp tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm cho trẻ. Đó cũng là cách giúp con bạn giữ cân nặng ổn định hoặc giảm cân nếu trẻ thừa cân.