CHA MẸ LÀM GÌ VỚI CHỨNG ĐÁI DẦM CỦA TRẺ
Hầu hết trẻ được hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh trong ngày khi trẻ khoảng 3 tuổi, nhưng nhiều trẻ vẫn đái dầm vào ban đêm cho đến khi trẻ khoảng 5 tuổi. Kiểm soát bàng quang vào ban đêm không phải là một điều gì đó mà trẻ có thể học được giống việc hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh vào ban ngày. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra tự nhiên khi cơ thể trẻ trưởng thành.
Trẻ dừng đái dầm ở những độ tuổi khác nhau. Trong khi nhiều trẻ không đái dầm vào ban đêm khi trẻ bắt đầu đi học thì nhiều trẻ ở độ tuổi tiểu học vẫn còn đái dầm. Cho đến khi 10 tuổi, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ đái dầm. Việc không đổ lỗi hay trừng phạt trẻ vì những gì trẻ không kiểm soát được là rất quan trọng.
Nguyên nhân nào gây ra chứng đái dầm?
Đái dầm không phải là lỗi của ai cả. Chứng đái dầm không phải do nguyên nhân lười biếng hoặc thu hút sự chú ý. Trẻ không thể kiểm soát được đái dầm.
Đôi khi, trẻ đái dầm bởi vì:
- Trẻ chưa trưởng thành đến độ hiểu được khi nào bàng quang “thông báo” cho não biết đã chứa đầy, hoặc não có khả năng “thông báo” cho bàng quang biết để đợi cho đến khi đi tiểu tiện. Mối quan hệ giữa não và bàng quang phát triển ở những độ tuổi khác nhau và không thể thay đổi hoặc vội vàng được.
- Không thể tỉnh hẳn lúc đang ngủ khi có dấu hiệu bàng quang đã đầy.
- Bàng quang chỉ có thể chứa được một ít nước tiểu vào ban đêm.
- Trẻ đang bị táo bón. Khi trực tràng bị đầy, làm giảm dung tích bàng quang, vì vậy nước tiểu có thể bì rò rỉ vì không đủ không gian để chứa.
- Sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm hơn những đứa trẻ khác dẫn đến mức hóc môn khác nhau.
- Trẻ đang không khỏe, mệt mỏi.
Thông thường, nếu một đứa trẻ không dừng đái dầm khi đã lớn, thì điều này có thể là do di truyền từ gia đình. Bạn có thể nhận thấy cha, mẹ, chú, dì đã từng thường đái dầm và họ có thể vẫn phải tỉnh dậy vào ban đêm để đi vào nhà vệ sinh.
Trẻ đái dầm đôi khi không đái dầm khi ngủ ở địa điểm lạ. Trẻ có thể ngủ không sâu nếu lo lắng về vấn đề đái dầm. Khi trở về nhà và thư giãn, trẻ thường tiếp tục đái dầm trở lại.
Một số trẻ không đái dầm có thể bắt đầu đái dầm khi có điều gì đó xảy ra làm trẻ rất căng thẳng. Chẳng hạn như có em bé mới, bắt đầu đi học, bạo lực gia đình hoặc tan vỡ gia đình. Đái dầm thường dừng lại khi trẻ bắt đầu cảm thấy an toàn hơn. Hãy để trẻ biết bạn hiểu và đang làm hết mình để giúp trẻ vượt qua những khoảng thời gian khó khăn này.
Đôi khi, có một nguyên nhân từ cơ thể, ví dụ như nhiễm trùng bàng quang hoặc táo bón. Bạn có tìm đến bác sĩ nếu bạn đã thử một số những biện pháp sau đây nhưng vẫn không hiệu quả.
Cha mẹ có thể làm gì?
- Đợi cho đến khi trẻ thức dậy khô ráo vào hầu hết các buổi sáng. Bạn có thể thử một đêm không dùng tã. Hãy để trẻ biết rằng sẽ rất tuyệt nếu trẻ không đái dầm ra giường, nhưng nếu trẻ vẫn như vậy thì điều đó cũng không thành vấn đề. Chuẩn bị giường ngủ chỉ gồm ga trải giường, khăn, tấm lót trải giường. Nếu trẻ không tự tin, hãy để trẻ mặc tã hoặc kìm nén cho đến khi trẻ cảm thấy sẵn sàng.
- Đảm bảo rằng trẻ uống nhiều nước. Đừng hạn chế trẻ uống nước vào ban đêm. Nước là tốt nhất cho trẻ. Tránh những đồ uống có chứa cafein như cô ca, cà phê, trà, sô cô la nóng vì lượng cafein trong những loại nước này làm gia tăng lượng nước tiểu.
- Trong chế độ ăn của trẻ cần bổ sung chất xơ và nước nếu trẻ bị táo bón. Chữa trị táo bón có thể dừng đái dầm.
- Thực hiện thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Giải thích những thuật ngữ đơn giản là lý do của hiện tượng đái dầm. Chẳng hạn như “Khi con ngủ, não không nhận được tín hiệu để báo cho con biết là con cần vào nhà vệ sinh cho nên con không tỉnh dậy”, hay là bạn có thể nói “Bàng quang của con, là nơi chứa nước tiểu, không đủ rộng để giữ lượng nước tiểu của con suốt đêm”.
- Trong khi một số bậc cha mẹ để trẻ ra khỏi giường và đi vào nhà vệ sinh, trẻ cần phải thức dậy thường xuyên khi bàng quang của trẻ đã đầy nước.
- Để hạn chế giặt giũ:
- Che phủ nệm bằng nệm bảo vệ chống thấm nước.
- Đặt nệm chống thấm nước (có bán tại các hiệu thuốc) vào bên dưới. Những miếng nệm này sẽ giữ rất nhiều nước tiểu nhưng khi chạm vào vẫn cảm thấy khô ráo.
- Nếu trẻ sợ bóng đêm, hãy bật đèn hoặc đưa cho trẻ đèn pin để trẻ đi vào nhà vệ sinh. Khuyến khích trẻ gọi bạn nếu trẻ cần giúp đỡ.
- Hãy để trẻ biết nếu một ai đó trong gia đình thường đái dầm thì điều đó có thể giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. Trẻ có thể nghĩ điều đó chỉ xảy ra với trẻ.
- Nếu trẻ đái dầm vào ban đêm, hãy đảm bảo rằng trẻ được tắm vào buổi sáng để những người khác không trêu chọc trẻ có mùi.
Trẻ thường khó chịu và xấu hổ khi trẻ tỉnh dậy trên một cái giường ướt. Trẻ cũng có thể lo lắng sẽ làm bạn khó chịu. Trong khi những đứa trẻ lớn có thể giúp đỡ cha mẹ bằng cách đặt những đồ ướt vào chỗ giặt, trẻ có thể cảm thấy như một sự trừng phạt. Đái dầm có thể tiếp tục diễn ra khi trẻ lo lắng sẽ làm bạn khó chịu hoặc sẽ bị phạt. Hãy làm gì đó với trẻ để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn về trẻ.
Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu:
- Trẻ vẫn đái dầm ở tuổi đi học
- Trẻ đã không thường đái dầm và bắt đầu đái dầm trở lại vào ban ngày hoặc ban đêm và điều đó tiếp tục diễn ra.
- Bạn và trẻ đang trở nên rất khó chịu vì đái dầm.
- Trẻ thường xuyên bị táo bón.
- Bạn có những lo lắng khác về đái dầm.
Cắm trại ở trường và ngủ lại nhà bạn qua đêm
Trẻ thường lo lắng về đái dầm ở trại trường hoặc ngủ lại qua đêm ở nhà bạn và trẻ có thể tránh không tham gia những sự kiện này. Trẻ nên được khuyến khích tham gia và vui vẻ cùng bạn bè.
Giáo viên thường đối phó với đái dầm ở nơi cắm trại mà không để trẻ cảm thấy xấu hổ. Thảo luận với giáo viên làm thế nào để tình trạng trên được kiểm soát, sau đó hãy nói chuyện với trẻ về những gì trẻ có thể làm. Trẻ có thể muốn thử những biện pháp khác ở nhà trước khi cắm trại. Hãy đảm bảo rằng bạn mang túi để đồ ướt và mang đủ quần áo sạch và đồ lót. Khăn tay sẽ giúp giữ trẻ khỏi mùi hôi. Nếu trẻ được mời ngủ lại nhà bạn qua đêm, hãy nói với cha mẹ chủ nhà trước.
Nếu trẻ vẫn rất lo lắng về đái dầm ở trại trường hoặc ở nhà bạn, hãy nói với bác sĩ để xem có loại thuốc nào có thể giúp trẻ khi trẻ không ở nhà.
Nhận sự giúp đỡ
Trong khi hầu hết trẻ dừng đái dầm khi trẻ lớn, nhưng một số trẻ lại không như thế. Nếu trẻ vẫn đái dầm thường xuyên khi đã qua 7 tuổi và điều đó làm bạn và trẻ lo lắng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để giúp trẻ. Nếu cần thiết, họ có thể nói cho bạn biết về những cách điều trị khác nhau và giúp bạn đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ. Báo động đái dầm có thể có ích cho một số trẻ.
Tâm sự về những cảm xúc của trẻ và bất cứ ý kiến nào của trẻ có thể cải thiện tình hình. Đừng bám víu vào vấn đề nó gây khó chịu- điều này có thể rất nhạy cảm với trẻ. Nhắc nhở trẻ rằng đái dầm không có gì phải xấu hổ là rất quan trọng, trẻ chỉ cần một ít sự giúp đỡ thêm để cơ thể của trẻ làm việc tốt nhất.
Rất bình thường khi các bậc cha mẹ cảm thấy thất vọng khi đái dầm tiếp tục diễn ra một thời gian. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn và không trách phạt, chỉ trích hoặc trêu chọc trẻ. Nên nhớ rằng, đó không phải là việc trẻ có thể kiểm soát được.