Biết chữ không chỉ là biết đọc và biết viết
Hầu hết các bậc phụ huynh biết rằng kỹ năng đọc và viết là rất quan trọng đối với trẻ. Những từ ngữ giúp chúng ta hiểu biết về thế giới này và tận dụng tối đa những cơ hội nhiều hơn là chỉ để đọc và viết. Điều này được gọi là biết chữ.
Từ "biết chữ" thường làm mọi người nghĩ về trường học và nhiều cha mẹ mong đợi rằng trẻ sẽ được dạy để biết đọc, biết viết một khi trẻ bắt đầu đến trường. Trẻ không cần chờ cho đến khi trẻ bắt đầu đi học để phát triển những kỹ năng đọc viết. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ học hỏi ngay từ khi chào đời.
Biết đọc biết viết là một phần của cuộc sống hằng ngày của mọi người. Những trải nghiệm này ảnh hưởng đến kiến thức và hiểu biết về thế giới của trẻ. Trẻ cần những cơ hội để luyện tập những kỹ năng trẻ biết và có khả năng làm việc để trở thành những người học tự tin. Ở những hoạt động hằng ngày và trong mối quan hệ của bạn với trẻ, bạn có cơ hội tuyệt vời để giúp trẻ phát triển những kỹ năng đọc viết.
Thế nào là biết chữ?
Biết chữ đã từng được xem như việc biết đọc và biết viết. Ngày nay, biết chữ được nhìn ở nhiều phương diện hơn, là ngôn ngữ chúng ta sử dụng trong:
Phát triển khả năng đọc và viết bắt đầu ở gia đình và tiếp tục ở gia đình và cộng đồng cũng như nhà trẻ và trường học.
Bạn biết trẻ đang phát triển những kỹ năng đọc viết như thế nào?
Bạn có thể nhìn thấy trẻ:
- Nói chuyện với những thành viên trong gia đình và mọi người, thay phiên trò chuyện, lắng nghe những người khác và phản hồi, và trả lời điện thoại
- Làm theo hướng dẫn – từ những hướng dẫn đơn giản “Làm ơn đặt cốc của con lên bàn” đến những hướng dẫn phức tạp hơn chẳng hạn như “Làm ơn đặt đồ chơi của con ra xa rồi đi vào nhà tắm và đánh răng”
- Có thể nói về bản thân và về những hành động của mình, ví dụ: “Ngày hôm nay mình thật ngoan” hoặc “Mình đang ăn một quả chuối”
- Quan sát và lắng nghe người lớn và những đứa trẻ khác để trẻ có thể khám phá ra những gì cần làm
- Nói với mọi người trẻ cảm thấy như thế nào, ví dụ: “Con cảm thấy tổn thương’ hoặc những gì trẻ cần, “Làm ơn có thể cho con một ly nước không?”
- Lắng nghe hoặc nói những vần điệu, câu đố, câu chuyện hoặc những câu chuyện cười
- Nhận ra những vấn đề và đưa ra những giải pháp có thể, ví dụ: “sợi dây bị bung ra. Mẹ có thể buộc lại không?”
- Lựa chọn cuốn sách của riêng mình hoặc yêu cầu một câu chuyện
- Nói về những câu chuyện và đưa ra ý kiến về những gì trẻ nghĩ sẽ xảy ra
- Chơi bài hoặc chơi cờ bàn
- Viết nguệch ngoạc, vẽ hoặc tô màu với bút chì màu, bút chì, bút dạ
- Tạo ra những hình dạng chữ cái với đất sét hoặc bùn
- Viết một số chữ cái trong tên gọi của trẻ
- Bắt đầu sử dụng những từ ngữ “viết” hoặc “vẽ”
Cha mẹ dạy cho trẻ bằng việc đưa ra ví dụ và cung cấp những trải nghiệm (những việc để trẻ làm) và những cơ hội cho trẻ để luyện tập những gì trẻ đã học hỏi. Cha mẹ cũng có thể cung cấp những nguồn tài nguyên quý giá (những thứ để sử dụng).
Nói và nghe
Gia đình cung cấp những ví dụ cho trẻ
Gia đình dạy trẻ bằng việc để trẻ sử dụng ngôn ngữ:
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Nói về những gì đã xảy ra
- Lắng nghe những gì những người khác phải nói, lắng nghe những âm thanh trong môi trườngxung quanh
- Lên kế hoạch và phỏng đoán, ví dụ: “Mẹ nghĩ là trời mưa và chúng ta có nên mang theo ô không?”
- Kể chuyện, hát những bài hát và đoạn nhạc, nói những vần điệu và những bài hát có nhịp điệu đều đều.
- Giải quyết vấn đề, ví dụ: “ Mẹ muốn dùng xe này để tập thể dục và con cần phải đến thăm một người bạn, làm thế nào để chúng ta có thể thỏa thuận?”
- Suy nghĩ thành lời, ví dụ: “ Mình chuẩn bị sẵn sàng để đi làm, bây giờ mình có quên bất cứ thứ gì không?, à đúng rồi, mình phải cho chú cún ra ngoài”
Gia đình cung cấp những trải nghiệm cho trẻ
Khuyến khích trẻ lắng nghe những âm thanh và từ ngữ:
- Hát những bài hát và nói những giai điệu với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Bắt chước những âm thanh mà trẻ nghe thấy, ví dụ: tiếng mở nắp chai, tiếng khởi động động cơ, tiếng chó sủa
- Cùng nhau lắng nghe những câu chuyện, cuốn sách, băng đĩa
- Chia sẻ những câu chuyện cười và những câu thơ có nhiều vần điệp
- Lắng nghe tiếng gió thổi trên cây, tiếng sóng ở đại dương, chim chóc và máy bay
- Huýt gió hoặc sử dụng âm thanh khác biệt
- Giúp trẻ phát âm âm thanh mà trẻ nghe thấy ở chữ cái đầu tiên của một từ
Dạy trẻ về:
- Những tên gọi về mọi vật và con người, hành động, con số, hình dạng, kích cỡ, cảm xúc
- Những từ ngữ để hòa nhập với những người khác- “xin lỗi”, “tôi có thể tham gia chứ?”
- Những danh hiệu lịch sự- Quý ông, quý bà, quý cô, …
Nói về:
- Những gì đã xảy ra- quá khứ
- Những gì đang xảy ra ngay bây giờ- hiện tại
- Những gì sẽ xảy ra- tương lai
- Con người- những loại công việc họ làm, nơi nào họ phù hợp ở trong gia đình hay cộng đồng, mối quan hệ của họ với con bạn là gì.
Chỉ ra:
- Cách mọi người trò chuyện và lắng nghe, ví dụ: Con phải giữ im lặng để lắng nghe
- Có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để trò chuyện, ví dụ: khi người nào đó cảm thấy tổn thương thì họ sẽ nói rất to, khi họ sợ hãi họ có thể nói rất khẽ
- Những từ ngữ từ những ngôn ngữ khác, ví dụ: “Con đã biết rằng Ca-pu-chi-nô thực sự có xuất xứ từ Ý?”
Trẻ cần người lớn, những người thích thú ở bên trẻ, cũng như anh chị em ruột, anh chị em họ và những người bạn để:
- Lắng nghe, trò chuyện và quan tâm đến
- Kể những câu chuyện và chia sẻ kinh nghiệm
- Đồng ý hoặc tranh cãi với họ
Chơi những trò chơi từ vựng:
- ‘Những con bò thường kêu như thế nào?”… “Bò”
- ‘Tại sao con gà lại băng qua đường?’
- ‘Cốc, cốc”. ‘Ai ở ngoài cửa vậy?’
Trò chuyện với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về những gì bạn đang làm:
- Lúc ngủ, lúc tắm, lúc thay đổi
- Giúp đỡ ở trong nhà, nhà kho, vườn
- Lên kế hoạch một chuyến đi hoặc một bữa tiệc
- Xem một cuộc diễu hành hoặc cuộc thi
Cho trẻ thấy rằng việc học hỏi của trẻ là quan trọng
- Lắng nghe một cách hứng thú với những gì trẻ phải nói.
- Dành cho trẻ nhiều thời gian để khám phá những từ vựng mà trẻ muốn.
- Giúp trẻ nếu trẻ thực sự bế tắc.
- Lắng nghe những câu hỏi của trẻ một cách nghiêm túc và giúp trẻ tìm ra câu trả lời.
- Dạy trẻ những nguyên tắc xã hội-khi nào được nói và nói như thế nào, khi nào lắng nghe và cách cư xử ở trong những tình huống nhất định.
Đọc và xem
Gia đình cung cấp những ví dụ cho trẻ
Hãy để trẻ nhìn thấy bạn đọc và xem:
- Chương trình Ti Vi, tạp chí, báo
- Công thức nấu ăn, tờ hướng dẫn, thư từ, nhãn mác
- Dấu hiệu, bản đồ, màn hình ATM, đèn giao thông
- Ti Vi, máy tính, phim ảnh.
Nói về những gì bạn đọc và xem:
- ‘Mẹ sẽ thử công thức nấu ăn mới.”
- ‘Đây là chương trình về cách sống ở Mỹ.’
- ‘Mẹ thích đọc sách, đặc biệt là sách về máy móc’
- ‘Người đàn ông ngồi trên xe lăn kia trông như là ông ấy đang rất vội vã.”
- ‘Biểu đồ này chỉ cho tôi cách làm Video.”
Gia đình cung cấp những trải nghiệm cho trẻ
Chơi những trò chơi liên quan đến thị giác để giúp trẻ để ý đến những chi tiết:
>> ‘Tìm kiếm người mang giày đỏ”
>> ‘Tìm kiếm con chuột ở trong bức tranh”
>> ‘Tìm từ bắt đầu với chữ cái “s””
>> ‘Tìm một biển số có số 3 ở trên đó”
>> ‘Hãy tìm kiếm những dòng chữ khi chúng ta đi bộ đến cửa hàng.”
>> ‘Hãy theo những dấu vết của bàn chân ở trên cát”
Chơi:
>> những trò chơi bao gồm trí tưởng tượng và phỏng đoán
>> những trò chơi bàn cờ chẳng hạn như trò chơi giải đố “Con rắn và cái thang”
>> chơi bài
>> những trò chơi ghép nối với những sự vật, hình dạng, bức tranh hoặc từ vựng thực tế
>> ghép hình hoặc câu đố.
Chỉ điểm dấu vết khi bạn đi ra ngoài:
>> biển chỉ dẫn đường, cửa sổ cửa hàng, áo phông, áp phích, hộp chứa thức ăn và đồ uống, trạm xe buýt và tàu hỏa.
Những câu hỏi (để giúp trẻ nghĩ về những gì trẻ nhìn thấy và đọc):
>> ‘Chúng ta nên đi theo đường nào?’
>> ‘Loại đậu nướng nào chúng ta thường dùng, loại này hay loại kia?”
>> ‘Tôi có thể đậu xe ở đây không?’
>> ‘Chuyện gì đã xảy ra? Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?’
Những câu chuyện – kể hoặc đọc:
>> trước khi đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào.
Thời gian:
>> để chia sẻ và nói về những lá thư hoặc những tấm thiệp từ gia đình và bạn bè
>> để chia sẻ và nói về cuốn sách và câu chuyện yêu thích
>> để chia sẻ và nói về những quảng cáo và chương trình trên Ti Vi
>> để tận hưởng khoảng thời gian đọc sách hoặc quan sát mà không có những câu hỏi hoặc sự gián đoạn.
Những cơ hội để lựa chọn:
>> Phim ảnh, những trò chơi hoặc chương trình Ti Vi từ những tờ báo
>> bữa ăn tối từ thực đơn mang đi.
Hỗ trợ trẻ cố gắng đọc:
>> Chú ý đến những nỗ lực của trẻ và khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng.
Những thứ có thể sử dụng:
>> Xung quanh nhà bạn có thể tìm thấy những vật liệu của tất cả mọi thứ để đọc, học tập và chơi cùng:
– tạp chí, lịch, ca-ta-lô, phiếu đơn cũ- hộp và gói
– những tấm thiệp cũ và giấy gói
– những cuốn sách – sách nổi (pop-up books) và sách mà trong trang sách có một phần nhỏ khi giở ra thì có thể thấy tranh được giấu sau trang sách đó (lift-theflap books), sách với những bức tranh thú vị, sách về sở thích của trẻ, sách về vần điệu, thơ, âm nhạc, sách truyện và sách khoa học.
– công nghệ – kính lúp và ống nhòm.
>> Sử dụng thư viện và những cửa hàng, để:
– sách vở, băng đĩa, Video và trò chơi- tranh ảnh, áp phích, ca-ta-lô.
Cho trẻ thấy rằng việc học hỏi của trẻ là quan trọng
>> Nói về sự quan trọng của tên gọi của trẻ, ý nghĩa của tên goi, bạn đã đặt tên như thế nào.
>> Giúp trẻ nhận ra những tên gọi của trẻ và những chữ cái trong tên gọi, đặc biệt là chữ cái đầu tiên.
>> Tìm kiếm những chữ cái từ tên của trẻ ở những từ khác.
>> Cho thấy bạn đánh giá cao nỗ lực đọc và viết.
Vẽ và viết
Gia đình cung cấp những trải nghiệm
Hãy để trẻ nhìn thấy bạn:
>> vẽ nguệch ngoạc, vẽ hoặc sơn
>> ký các văn bản, thanh toán hóa đơn, điền vào mẫu đơn
>> viết danh sách, tấm thiệp và những lá thư
>> chơi câu đố ô chữ.
Sử dụng và nói về:
>> những bức tranh về con người, sự vật, động vật và địa điểm
>> những chữ cái lôi cuốn, ví dụ: những từ ngữ lôi cuốn dán vào tủ lạnh
>> sổ tay hướng dẫn, sách dạy nấu ăn và công thức nấu ăn
>> những cuốn sách về nghệ thuật, bản nhạc.
Nói về những lý do để viết và vẽ:
>> ‘Mẹ đang liệt kê những thứ cần mua để mẹ sẽ không quên”
>> ‘Ahmed yêu thích vẽ. Có thể cậu ta sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng vào một ngày nào đó.”
>> ‘Peter đã viết một mẩu ghi chú để nói rằng cậu ấy sẽ về nhà muộn.’
>> ‘Jenny đã vẽ một bức tranh để trang trí cuốn sách của cô ấy.”
>> ‘Anna đã vẽ bản đồ để giúp chúng tôi tìm ra đường về nhà cô ấy.”
Gia đình cung cấp những trải nghiệm cho trẻ
Giúp trẻ phát triển sự phối hợp tay/mắt bằng cách:
>> rót nước
>> làm và sử dụng bột thực tế để nướng
>> chơi câu đó
>> sơn, đóng bằng búa và xâu kim chỉ.
Dạy bằng cách :
>> giúp trẻ giải quyết những vấn đề vẽ, ví dụ: “Làm thế nào có thể kẻ một đường thẳng?”
>> Chỉ cho trẻ cách cầm bút chì hoặc sử dụng máy tính
>> Chỉ cho trẻ cách viết chữ cái, đặc biệt là những chữ cái trong tên của trẻ.
Tạo những cuốn sách (sử dụng sách phế liệu hoặc một vài tờ giấy ghim vào nhau):
>> về con của bạn, về gia đình, động vật, tiệc sinh nhật, mua sắm- về bất cứ chủ đề gì
>> sử dụng những bức vẽ, bức tranh, hình ảnh
>> viết ra những gì trẻ nói.
Khuyến khích trẻ vẽ, viết và nói về công việc của trẻ bằng cách:
>> vẽ một bức tranh về thứ gì đó trẻ đã nhìn thấy hoặc một việc gì đó trẻ đã hoàn thành
>> minh họa một câu chuyện
>> viết tên của trẻ
>> lên danh sách đồ cần mua sắm.
Những thứ để sử dụng gia đình có thể cung cấp:
>> bùn và cát, bột và đất sét, để tạo hình và vẽ lên đó
>> giấy- trắng và kẻ ly, phong bì cũ, bức thư hoặc những tấm thiệp
>> những mẫu từ ca-ta-lô, nhật ký và tấm thiệp cũ
>> bút chì màu, phấn, bút mực…
>> một cái thước và một cái tẩy
>> một cái máy tính
>> một máy đánh chữ.
Cho trẻ biết rằng việc học hỏi của trẻ là quan trọng
>> Cho trẻ thời gian để thử nghiệm và luyện tập.
>> Chú ý và đánh giá cao những thành công của trẻ.
>> Chấp nhận những nỗ lực khi trẻ bắt đầu vẽ và viết.
>> Giúp trẻ khi trẻ bế tắc.
>> Khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng.
>> Dán bức vẽ của trẻ trên tủ lạnh và để trẻ nói cho bạn biết về những bức vẽ và bài viết của trẻ.
Cha mẹ, giáo viên và những người chăm sóc cùng nhau hợp tác
Điều quan trọng khi một người cha/mẹ tìm hiểu và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với những người chăm sóc và/hoặc những người giáo dục cho trẻ. Những người này có thể là người chăm sóc ở nhà trẻ, ở gia đình, giáo viên mầm non, ở trường học và ở những nơi khác chẳng hạn như nhà bệnh lý học hoặc bác sĩ của gia đình bạn.
>> Họ cần phải tìm hiểu những nhu cầu và sở thích của trẻ và để lên kế hoạch tốt hơn cho sự học hỏi biết chữ của trẻ.
>> Họ có thể chia sẻ quá trình của trẻ và những gì trẻ cần với bạn.
Điều này có thể có nghĩa rằng bạn được yêu cầu những thông tin về gia đình bạn. Những thông tin này nên được giữ bí mật.
Để giúp xây dựng một mối quan hệ “hợp tác” bạn cần:
>> chia sẻ những sở thích, hoạt động và nỗi sợ hãi của trẻ với họ
>> đặt những câu hỏi về cách con bạn đang đi và cách bạn có thể giúp
>> tham gia khi có thể vào những hoạt động ở các dịch vụ của trẻ em, ví dụ: trung tâm chăm sóc trẻ em, trường mẫu giáo hoặc trường học
>> tham gia vào những nhóm đưa ra quyết định, ví dụ: một ủy ban quản lý ở trường mẫu giáo hoặc chăm sóc trẻ, một hội đồng trường học hoặc hội phụ huynh
>> truy cập vào các dịch vụ hoặc trường học
>> giúp đỡ ở dịch vụ ở trường học khi bạn có thể và đóng góp nhiều nhất có thể để bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ: trò chuyện với trẻ, đọc truyện co trẻ, nấu nướng
>> nói ngắn gọn với quản lý khi bạn đón đưa trẻ đến trung tâm, ví dụ: “Jack đã không ngủ ngon tối qua, vì vậy cậu ấy có thể hơi mệt vào hôm nay”
>> thu băng, thiệp chúc mừng, những hộp ngũ cốc đã hết,… để trẻ có thể sử dụng
>> hãy để quản lý biết khi bạn hài lòng về điều gì đó đã xảy ra ở trung tâm hoặc trường học cũng như khi bạn không vui.
Lưu ý:
>> Trẻ em bắt đầu học hỏi từ khi chào đời- trẻ không chờ đợi cho đến khi trẻ bắt đầu đi học để phát triển những kỹ năng đọc viết.
>> Thích thú dành thời gian ở bên trẻ- trò chuyện, vui chơi và chia sẻ cùng với nhau.
>> Cha mẹ, những người dạy dỗ trẻ bằng cách thiết lập những ví dụ, cung cấp những trải nghiệm và cơ hội cho trẻ luyện tập những gì trẻ học hỏi để làm tốt.
>> Dành thời gian trẻ chơi một mình và chơi với những người khác-không làm tất cả mọi thứ là một bài học.
>> Không ép buộc trẻ nhỏ đọc và viết…trẻ sẽ tham gia khi trẻ phát triển sẵn sàng và hiểu được mục đích của việc đọc và viết.
>> Bạn không cần phải dành quá nhiều tiền bạc vào đồ chơi và sách vở- bạn có thể mượn ở thư viện sách và đồ chơi.
>> Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người giáo dục mầm non hoặc giáo viên hoặc từ một chuyên gia nếu bạn cảm thấy lo lắng về sự phát triển khả năng đọc viết của trẻ.