Não của chúng ta thích âm nhạc giống như Willy Wonka (một nhân vật giả tưởng trong phim thiếu nhi) thích chocolate vậy. Một bác sĩ chuyên khoa thần kinh âm nhạc đã từng mô tả âm nhạc giống như một “chất kích thích” phức tạp và bạn có thể sử dụng nó như một phương pháp để tăng cường cho trí não trẻ em.
Các bằng chứng về việc nghe nhạc đem lại lợi ích cho não bộ
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc trẻ sơ sinh nghe nhạc với điệu valse sẽ giúp trẻ cải thiện được khả năng âm nhạc. Nghiên cứu cũng cho biết thêm nghe nhạc thường xuyên và chủ động là một thói quen tốt tác động đến sự phát triển não của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nghe nhạc và tiếp xúc với âm nhạc bao nhiêu để có thể mang lại tác động tích cực thì vẫn chưa có thông tin cụ thể.
Một nghiên cứu phổ biến trước đây được biết đến với tên “hiệu ứng Mozart” đã chỉ ra rằng việc cho trẻ nhỏ tiếp xúc với nhạc Mozart sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của não bộ. Theo đó, một cuộc thí nghiệm được thực hiện trên trẻ 39 tháng tuổi. Những đứa trẻ này được chia thành 2 nhóm với 2 cách chăm sóc khác nhau. Một nhóm được cho tiếp xúc với âm nhạc và nhóm kia thì chỉ chơi trò chơi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bộ não của trẻ sơ sinh trong nhóm tiếp xúc âm nhạc phản ứng tốt với nhịp điệu và lời bài hát.
Nhìn tổng thể, những phát hiện này đã mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về cách trẻ học nói và làm sáng tỏ về cách não có thể xử lý âm nhạc và âm thanh tiếng nói như thế nào. Nghiên cứu này đã được công bố và sau đó một trợ lý giáo sư về giáo dục âm nhạc và liệu pháp âm nhạc tại Trường Âm nhạc, Đại học Kansas, Lawrence, Mỹ, cũng đã ủng hộ nghiên cứu này. Kể từ đây những lớp học âm nhạc đã được minh chứng là có thể mang lại lợi ích cho các bậc cha mẹ và trẻ sơ sinh trong cuộc sống hàng ngày.
5 lợi ích tuyệt vời của âm nhạc
1. Chơi một nhạc cụ giúp trẻ tăng trí nhớ
Cho dù bạn đang chơi guitar hay các nhạc cụ bằng gỗ khác đều giúp bạn bảo vệ trí não của khỏi sự tàn phá của tuổi già. Khi trẻ chơi một nhạc cụ là lúc chúng phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể với nhau. Qua thời gian, bộ não sẽ được học để thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc mà không bị quá tải và trẻ sẽ nhớ thông tin lâu hơn. Ngoài ra, việc chơi trong một nhóm (như trong một dàn nhạc) sẽ góp phần tăng cường khả năng xử lý tình huống của trẻ.
2. Học âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn
Học một nhạc cụ giống như trò chơi trong thế vận hội. Nó dạy cho não bộ cách giải quyết vấn đề, đó là lý do tại sao những người đã được đào tạo âm nhạc thường giỏi toán, khoa học và kỹ thuật. Hãy cho con bắt đầu học khi còn nhỏ vì khi còn đó bộ nhớ trẻ lớn hơn nhiều so với khi lớn tuổi. Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.
3. Tham gia nhóm hát sẽ giúp con hạnh phúc hơn
Khi hát, những rung động của cơ thể sẽ góp phần giảm mức độ cortisol (hormone căng thẳng) và giải phóng endorphins, làm cho tâm trạng cảm thấy dễ chịu. Nghiên cứu cho thấy ca hát cũng giúp phóng thích các kháng thể IgA, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngay cả khi trẻ ca hát một mình có thể giúp tâm trạng cải thiện ngay lập tức.
4. Nghe nhạc giúp làm dịu cơn đau
Một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Điển phát hiện ra rằng thường xuyên nghe những bản nhạc yêu thích làm giảm nồng độ cortisol. Ngược lại, âm nhạc cũng có thể là một “kẻ tiêu diệt” cơn đau đớn bằng cách gây mất tập trung vào cơn đau.
5. Tiếng trống có thể tái khởi động chức năng não
Bộ não theo bản năng sẽ đồng bộ với nhịp điệu, điều này giải thích lý do tại sao trẻ con hay thậm chí cả người lớn sẽ vô thức đi bộ (hoặc chạy) khớp với nhịp điệu. Trong thực tế, các nhà trị liệu sử dụng trống để điều trị các bệnh nhân mất trí nhớ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trống còn là liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời ngay cả đối với những người có bộ não khỏe mạnh.
Khi nhắc đến âm nhạc như một liệu pháp, tiếng trống là phương pháp được lựa chọn, nhưng âm nhạc nói chung có sức mạnh phi thường đem đến sự tái sinh cho tâm trí con người. Vì vậy, hãy sử dụng âm nhạc để khơi nguồn trí não của con trẻ, giúp chúng trở nên nhanh nhạy và thông minh hơn.
Mời bạn xem thêm bài Nhạc cho bé ngủ ngon: Bố mẹ hãy áp dụng ngay “vũ khí” lợi hại này
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.