Thời gian/hoạt động |
Tuần 1
Từ 01/03 đến 05/03 |
Tuần 2
Từ 08/03 đến 12/03 |
Tuần 3
Từ 15/03 đến 19/03 |
Tuần 4
Từ 22/03 đến 26/03 |
Tuần 5
Từ 29/03 đến 02/04 |
Mục tiêu thực hiện |
Đón trẻ, thể dục sáng |
-Cô đón trẻ : quan tâm đến sức khỏe của trẻ và trao đổi nhanh về tình hình của trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi
* Tập thể dục theo nhạc chung của trường:
+ Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo nhạc bài hát “Đi tàu lửa”, sau cho trẻ về đội hàng 4 hàng dọc.
+ Trọng động:
Cho trẻ tập BTPTC:
- Hô hấp: gà gáy, thổi bóng
- Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên
- Bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Chân: Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
- Bật: Bật tách chụm chân, bật tại chỗ
- Điều hòa
|
|
Trò chuyện |
- Trò chuyện với trẻ về ngày mùng 8/3 – Ngày Quốc tế phụ nữ
+ Ngày 8/3 là ngày gì? Là ngày dành cho ai?
+ Những ai được gọi là phụ nữ?
+ Kể tên những hoạt động được diễn ra trong ngày 8/3 mà con biết.
+ Con sẽ làm gì để bày tỏ tình cảm của mình với bà, mẹ, chị và cô giáo trong ngày 8/3?
- Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ:
+ Các phương tiện thường xuyên được nhìn thấy là ô tô , xe máy...thuộc loại hình phương tiện gì?
+ Các loại phương tiện này thường dùng nguyên liệu gì để chạy được?
+ Kể tên các phương tiện giao thông đường bộ mà con biết.
+ Trò chuyện về luật lệ ATGT đường bộ
- Trò chuyện về một số PTGT đường thủy
+ Nói đến giao thông đường thủy thì chúng mình liên tưởng đến giao thông ở đâu nhỉ?
+Ai biết giao thông đường thủy có những loại phương tiện giao thông nào?
+ Nêu đặc điểm cấu tạo, công dụng của từng loại PTGT đường thủy
- Trò chuyện về PTGT đường sắt và đường hàng không:
+ Cho trẻ nói về 1 số hiểu biết của trẻ về tàu hỏa , máy bay ?
+ Tàu hỏa thuộc nhóm giao thông đường gì? Máy bay là PTGT đường gì?
+ Người điều khiển máy bay là ai?
- Trò chuyện về một số luật giao thông đường bộ
+Khi đi đường các con phải đi bên nào?
+Khi tham gia giao thông các con phải tuân thủ theo chỉ dẫn của ai, của những cái gì?
+ Được bố mẹ đèo đi bằng xe máy các con nhớ phải dùng gì để đảm bảo an toàn cho mọi người?
Gợi ý để trẻ nói, bày tỏ cho người khác nghe và hiểu về nhu cầu, sở thích của bản thân.
- Nói về các đồ dùng, đồ chơi, sở thích, sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội mà trẻ biết.
- Phát âm được các tiếng có chứa các âm khó. (MT54)
|
MT54 |
Hoạt động học |
T2 |
Âm nhạc
- DH: “Đi xe đạp” – Hoàng Vân
(Đa số trẻ chưa biết)
- NH: “Bác đưa thư vui tính” – Hoàng Lân
- TC: Tín hiệu |
Âm nhạc
- DH: “Bông hồng tặng mẹ và cô” – Nguyễn Ngọc Thiện
(Đa số trẻ chưa biết)
- NH: “Chỉ có một trên đời” – Trương Quang Lục
- TC: Ai đoán giỏi |
Âm nhạc
- Vỗ tay theo tiết tấu:“Em đi chơi thuyền”
(Đa số trẻ đã biết)
- Nghe hát: “Ngồi tựa mạn thuyền”
- TC: Bao nhiêu bạn hát |
Âm nhạc
- VĐTN: “Đoàn tàu nhỏ xíu” –Mộng Lân
(Đa số trẻ đã biết)
- NH: “Anh phi công ơi” – Xuân Quỳnh
- TC: Bao nhiêu bạn hát |
Âm nhạc
- DH: “Em đi qua ngã tư đường phố” – Hoàng Văn Yến
- NH: “Đèn đỏ đèn xanh” – Đỗ Anh Hùng
- TC: Âm thanh đường phố |
MT36, MT39, MT35 |
T3 |
Khám phá
Bé tìm hiểu về một số PTGT đường bộ |
Khám phá
Bé tìm hiểu về ngày 8/3 |
Khám phá
Bé tìm hiểu về một số PTGT đường thuỷ |
Khám phá
Bé tìm hiểu về 1 số PTGT đường hàng không và đường sắt |
Khám phá
Bé tìm hiểu về một số luật lệ ATGT |
T4 |
Hoạt động tạo hình
Vẽ ô tô tải
( Theo mẫu ) |
Hoạt động tạo hình
Trang trí bưu thiếp
(Theo đề tài) |
Hoạt động tạo hình
Tô nét và tô mầu: Bức tranh thuyền trên biển
( Theo mẫu) |
Hoạt động tạo hình
Vẽ máy bay
(Theo mẫu) |
Hoạt động tạo hình
Ghép hình tạo thành phương tiện giao thông
( Theo mẫu ) |
T5 |
Làm quen với toán
Hoàn thiện quy tắc sắp xếp 3 đối tượng (MT36) |
Làm quen với toán
Đo độ dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo và nói được kết quả đo. |
Làm quen với toán
Ôn nhận biết phân biệt hình tròn , hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. (MT39) |
Làm quen với toán
Chắp ghép các hình thành bức tranh đơn giản. |
Làm quen với toán
Nhận biết ý nghĩa các con số trong cuộc sống hàng ngày (MT35) |
T6 |
Văn học
Truyện: Qua đường
( Đa số trẻ chưa biết)
Vận động
Chạy chậm 60-80m
Trò chơi: Mèo đuổi chuột |
Vận động
Đập và bắt bóng tại chỗ
Trò chơi: Tiếp sức
Văn học
Thơ: Dán hoa tặng mẹ
(Đa số trẻ đã biết) |
Văn học
Truyện “Kiến thi an toàn giao thông” - Sưu tầm
( Đa số trẻ chưa biết)
Vận động
Tung bóng lên cao và bắt
Trò chơi: Chuyền bóng |
Vận động
Bật sâu 35-40 cm
TC: Ô tô vào bến
Văn học
Thơ “Đoàn tàu lăn bánh” – Tạ Hữu Yên
(Đa số trẻ đã biết |
Văn học
Thơ “Con đường của bé” – Thanh Thảo
(Đa số trẻ chưa biết)
Vận động
Trèo qua ghế dài
TC: Chèo thuyền |
Hoạt động ngoài trời |
*Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát tranh: xe đạp, xe máy
- Quan sát tranh: ô tô
- Quan sát tranh đèn tín hiệu giao thông, tranh ngã tư đường phố
- Giải các câu đố về PTGT đường bộ
- Thí nghiệm: Thổi bóng và sự xì hơi của quả bóng
*TCVĐ:
- Lái xe ô tô
- Ô tô về bến
- Bò chui qua cổng
- Lăn bóng và di chuyển theo bóng
- Kéo co
* Chơi tự do
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Chăm sóc cây cối quanh trường
*Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát: Hoa vườn trường
- Hát và vận động các bài hát về cô và mẹ
- Trò chuyện với trẻ về ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Trò chuyện, giao lưu với bác lao công.
- Thí nghiệm: Quả trứng nổi hay chìm dưới nước/ nước muối?
* TCVĐ:
- Thả đỉa ba ba
- Cáo và thỏ
- Mèo đuổi chuột
- Chuyền bóng qua đầu
- Ném xa bằng 1 tay
* Chơi tự do
- Vẽ tự do trên sân.
- Xếp ngôi nhà từ lá cây, cành cây.
- Chơi với đồ chơi mang theo
*Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát tranh các PTGT đường thủy: thuyền giấy, ca nô, thuyền thúng, tàu thủy, thuyền buồm...
- Trò chuyện về bác lái tàu thủy
- Vẽ phấn trên sân tàu thủy, thuyền buồm.
- Thí nghiệm: Bảy sắc cầu vồng
* TCVĐ:
- Kéo co
- Đi cà kheo
- Gánh khoai qua cầu
- Vượt chướng ngại vật
- Bịt mắt đánh trống.
* Chơi tự do
- Vẽ trên cát PTGT bé thích
- Chơi với đồ chơi mang theo: vòng, bóng,...
Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát: tranh tàu hỏa
- Quan sát tranh máy bay
- Trò chuyện về chú phi công, chú lái tàu.
- Nghe kể truyện: “Đoàn tàu màu xanh”
- Thí nghiệm: Núi lửa phun trào
* TCVĐ:
- Về đúng sân bay
- Rồng rắn lên mây
- Cướp cờ
- Bịt mắt bắt dê
- Gắp cua bỏ giỏ.
* Chơi tự do
- Chơi với bóng
- Chơi với đồ chơi mang theo, chăm sóc cây cối quanh trường, chơi đồ chơi ở sân trường.
*Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát: tranh vượt đèn đỏ, tranh người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
- Quan sát: tranh người thò đầu ra, tranh người đi bộ trên vỉa hè, tranh trẻ con đùa nghịch trên đường phố
- Vẽ trên cát ngã tư đường phố
- Bé tập làm chú công an
- Thí nghiệm: Ô tô trượt dốc xoáy
*TCVĐ:
- Kéo co
- Về đúng nhà
- Cáo và thỏ
- Mèo đuổi chuột
- Trốn tìm
* Chơi tự do
- Chơi với vòng
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn
- Trứng gà trong nước (có muối và không có muối)?; Làm thế nào để một vật có thể nổi? (MT26)
|
MT26 |
Hoạt động chơi góc |
*Góc trọng tâm: Bé xây dựng ngã tư đường phố (T1) Bé làm thiệp tặng cô, bà, mẹ 8/3 (T2), Gấp thuyền giấy (T3), Gấp máy bay (T4), đóng kịch :Truyện “Qua đường” (T5)
*Góc xây dựng:
- Chuẩn bị: gạch, đồ chơi lắp ghép. mô hình các phương tiện gia thông đường bộ, lô tô hình người đang tham gia gia thông, cây cối, đèn giao thông, biển báo
- Lắp ghép: Bé xây dựng ngã tư đường phố
*Góc văn học: xem truyện, tranh ảnh về các phương tiện giao thông, đóng kịch :Truyện “Qua đường”, đọc các bài thơ trong chủ điểm
- Chuẩn bị: sách , hình ảnh về các phương tiện giao thông, rối các nhân vật trong truyện “Qua đường”
*Góc học tập:
- Chuẩn bị: bộ đồ chơi Toán
- Trẻ học đếm, nhận biết phân biệt các hình, nhận biết các chữ số, đo dung tích, đo độ dài 2 đối tượng bằng một đơn vị đo, hoàn thiện quy tắc sắp xếp.
*Góc nghệ thuật:
- Tạo hình: Gấp thuyền giấy, gấp máy bay, làm tàu hỏa, vẽ các phương tiên giao thông...
+ Chuẩn bị: giấy màu, kéo, sáp màu , giấy vẽ, đất nặn, các hộp hình khối, băng dính, ,giấy màu. xốp màu, dây thép gai ,
+ Kết thúc cô gợi ý cho trẻ mang sản phẩm của mình ra đóng góp với góc xây dựng
- Âm nhạc: hát các bài hát về chủ đề giao thông: em đi chơi thuyền, đoàn tàu nhỏ xíu, em đi qua ngã tư đường phố, Anh phi công ơi...
+ Chuẩn bị: đàn, xắc sô, phách tre...
*Góc thực hành cuộc sống:
- Trẻ chơi chuyển hạt bằng kẹp nhíp, Rót khô
- Xem tranh ảnh, nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tực giận, ngạc nhiên
- Biểu lộ cảm xúc : vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.
* Góc TN
- Chuẩn bị: xô, bình tưới, nước.
- Chăm sóc cây, nhặt cỏ, tưới nước,...
- Đóng kịch.
- Kể truyện đã được nghe có mở đầu, kết thúc. (MT59)
* In, làm đồ chơi: Làm đồ chơi từ các lõi giấy vs, đĩa giấy, cốc giấy, hộp giấy. Làm đồ chơi từ bìa, giấy màu. (MT91)
Làm tranh bằng tăm bông, vỏ lạc, vỏ hạt dẻ cười, vỏ chai, vỏ sò, vỏ hến (MT95)
|
MT59, MT91, MT95 |
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh |
-Tiếp tục rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách...
- Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kĩ, không đùa nghịch, cầm bát thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vãi, đổ thức ăn. Ăn nhiều loại rau và nhiều loại thức ăn khác nhau. Che miệng khi ho, hắt hơi
- Nói tên một số món ăn hàng ngày, nhận biết môt số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm.
- Tiết kiệm điện, nước. Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng. (MT85)
|
MT85 |
Hoạt động chiều |
Tuần 1
- Hướng dẫn chơi trò chơi: Xếp đường cho ô tô về bến
- Tạo hình: Trang trí cành hoa đào
- Bài tập: Ôn số lượng (Trang 13)
- PTVĐ: Chạy chậm 60 - 80m
- Lao động tập thể: Lau giá đồ chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Chơi theo ý thích.
- Biểu diễn văn nghệ. Nêu gương bé ngoan.
Tuần 2
- Xem video và trò chuyện về các hoạt động diễn ra trong ngày 8/3.
- Tạo hình: Xé, dán theo đề tài tự chọn
- Hướng dẫn trẻ kỹ năng mới: chuyển hạt bằng kẹp nhíp
- Quan sát tranh ảnh, trò chuyện về 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm...
- Thơ: Dán hoa tặng mẹ (Đa số trẻ đã biết)
- Biểu diễn văn nghệ “Bé yêu cô và mẹ”
- Chơi tự do ở các góc
- Nêu gương bé ngoan
Tuần 3
- Hướng dẫn chơi trò chơi: Mũi tên chỉ đường.
- Hướng dẫn trẻ gấp thuyền giấy
- Vẽ thuyền trên biển (Theo đề tài)
- Bài tập: Nhận biết hình dạng. (Trang 20)
- PTVĐ: Tung bóng lên cao và bắt
- Lao động tập thể: Lau giá đồ chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Chơi theo ý thích.
- Biểu diễn văn nghệ. Nêu gương bé ngoan
Tuần 4
- Hướng dẫn trẻ kỹ năng mới: Rót khô.
- Bài tập: Nhận biết về phương tiện giao thông (Trang 3)
- Vẽ tàu hỏa (Theo mẫu)
- Thơ: Đoàn tàu lăn bánh (Đa sô trẻ chưa biết)
- Lao động tập thể: Lau giá đồ chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Chơi theo ý thích.
- Biểu diễn văn nghệ. Nêu gương bé ngoan.
Tuần 5
- Chơi trò chơi: nhanh-chậm, cáo và thỏ.
- Cắt, dán hình bé thích
- Tô màu tranh phương tiện giao thông.
- Bài tập: Nhận biết nặng - nhẹ (trang 21)
- PTVĐ: Trèo qua ghế dài
- Lao động tập thể: Lau giá đồ chơi, sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Chơi theo ý thích.
- Biểu diễn văn nghệ. Nêu gương bé ngoan.
- Thực hành: Xử lý khi ho, xử lý khi hỉ mũi, sử dụng đũa, gấp khăn, rót nước, chải tóc, sử dụng kéo, kéo khóa, cắt móng tay, quét rác trên sàn, lau chùi nước, chuyển hạt bằng kẹp nhíp, thả tăm, rót khô, buộc dây giày, đóng mở đai da. (MT13)
|
MT13 |
Chủ đề - Sự kiện |
Một số PTGT đường bộ |
Những bông hoa tặng mẹ 8/3 |
Một số PTGT đường thủy |
PTGT đường hàng không và đường sắt |
Luật giao thông đường bộ đơn giản |
|
Đánh giá KQ thực hiện |
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
|