Cập nhật : 9:47 Thứ ba, 9/11/2021
Lượt đọc: 689

Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích xây dựng trường học an toàn năm học 2021-2022

Số/Ký hiệu: 45/KH-MNBCNgày ban hành: 14/10/2021
Ngày hiệu lực: 14/10/2021Người ký: Hiệu trưởng Đỗ Thị Huyền
Nội dung:
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON BẮC CẦU
 
Số:  45   /KH-MNBC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Ngọc Thụy, ngày 14   tháng  10   năm 2021
 
 
KẾ HOẠCH
Phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn
 năm học 2021-2022.
Căn cứ Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/08/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non;
Căn cứ Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Căn cứ Công văn số 3252 /SGDĐT-CTTT ngày 14/9/2021của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đảm bảo an ninh an toàn trường học, phòng chống tại nạn thương tích năm học 2021-2022.
Căn cứ kết quả xây dựng "Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích năm học 2020-2021; Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022; Trường mầm non Bắc Cầu xây dựng Kế hoạch “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” năm học 2021-2022 như sau:
I . Mục đích, yêu cầu:
- Nâng cao nhận thức và năng lực CBGVNV và học sinh trong việc phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT); chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, cháy nổ, điện giật, dị tật đường thở ... nhằm giảm tỷ lệ tối đa tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền tới phụ huynh phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn.
-  Đảm bảo 100% CBGVNV trong nhà trường làm tốt công tác và nắm được kiến thức, kỹ năng PCTNTT.
          - Trường triển khai thực hiện tốt, xây dựng trường học an toàn,PCTNTT giúp phần xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" tạo môi trường sống, làm việc và học tập an toàn, thân thiện lành mạnh cho CBGVNV,  học sinh.
II . Nội dung hoạt động:
1.Công tác quản lý, chỉ đạo về phòng chống TNTT:
- Nhà trường thành lập ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng thanh viên, củng cố và nâng cao chất lượng điều hành, giám sát các hoạt động PCTNTT trong nhà trường.
 - Rà soát, bổ sung các điều kiện về PCTNTT xây dựng trường học an toàn, thân thiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp (trong và ngoài nhà trường). Quan tâm tới PCTNTT cho học sinh khuyết tật học hòa nhập.
 - Phát huy tốt vai trò của cán bộ y tế trong việc PCTNTT.
2.  Công tác tuyên truyền tập huấn giáo dục về phòng chống TNTT: 
 - Duy trì đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục PCTNTT, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, PCTNTT, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
-  Phối hợp với y tế phường có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách PCTNTT, tập huấn sơ cấp cứu tại chỗ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về một số tai nạn thương tích thường gặp, tuyên truyền giáo dục PCTNTT qua góc cha mẹ cần biết của trường và trên hệ thống loa truyền thanh của phường .
- Tập trung triển khai giáo dục qua một số chuyên đề.
+ Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo dức nhà giáo, chống xâm phạm thân thể trẻ.
+ Giáo dục an toàn giao thông, đẩy mạnh công tác chống ùn tắc giao thông trước cổng trường, phòng chống đuối nước, cháy nổ điện giật.
+ Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Cung cấp kịp thời những kiến thức phòng chống dịch bệnh theo mùa, đặc biệt quan tâm đến  phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.
+ Hướng dẫn đảm bảo an toàn cho giáo viên, nhân viên khi thực hành lao động.
+ Công tác khảo sát, kiểm tra, khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích  và xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra.
 - Phối hợp với các cơ quan địa phương: công an, y tế, xây dựng tham mưu với chính quyền địa phương về công tác khảo sát nguy cơ tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường. Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tích từ đó bổ sung những biện pháp PCTNTT có hiệu quả thiết thực.
- Chủ động giám sát phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường, xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khi xảy ra tai nạn, hỏa hoạn, xử lý nhanh chúng kịp thời đúng quy định khi có tai nạn thương tích trong trường.
- Thường xuyên quan tâm đến phòng y tế của nhà trường, bổ sung trang thiết bị thuốc cấp cứu theo danh mục quy định.
- Tổ chức cho trẻ ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trang bị đầy đủ các bình xịt chữa cháy các khu, bếp, hướng dẫn thao tác khi sử dụng bình chữa cháy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do quận tổ chức quy trình xử lý tình huống khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Nhà trường có chế độ giao ban hàng tuần, thường xuyên nắm bắt thông tin hai chiều qua giáo viên chủ nhiệm các lớp, nhân viên, đặc biệt cán bộ y tế  có sổ trực hàng ngày, ghi chú đầy đủ thông tin tai nạn thương tích  và cách sử lý tại chỗ.
- Với giáo viên trên lớp, hàng ngày tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cách PCTNTT và thường xuyên kiểm tra các thiết bị trên lớp: điện, quạt, cửa sổ nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Với nhân viên y tế cần tham mưu với BGH nhà trường công tác PCTNTT, phối hợp với y tế phường, tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu tai chỗ kịp thời, đề xuất phương án giải quyết khi cá tai nạn thương tích xảy ra.
 - Với đội ngũ bảo vệ trong trường cần hỗ trợ tốt giờ đón và trả trẻ tránh ùn tắc giao thông quanh khu vực trường, giúp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện. Kiểm tra phát hiện kịp thời hệ thống dây điện (nhất là mùa mưa bão) để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
  1. Phòng tránh hóc, sặc cho trẻ:
- Thức ăn cho trẻ phải nhặt hết vỏ, xương và có chế độ loãng đặc, nhỏ nhừ theo chế độ ăn của từng lứa tuổi.
- Không cho trẻ mang theo những đồ vật nhỏ, những hạt dễ nuốt. Khi trẻ chơi những đồ vật nhỏ phải có cô theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn uống khi trẻ nằm, đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho.
  1. Phòng trách ngộ độc (Thức ăn, nước uống, thuốc):
- Không dùng đồ chơi, dụng cụ đựng thức ăn làm bằng nguyên liệu có thể gây ngộ độc cho trẻ.
- Cho trẻ dùng thuốc phải đúng hướng dẫn của y tế, về liều lượng, thời gian, cách uống.
- GV- CBCNV không được đưa thuốc của mình dùng hoặc các loại thuốc như bả chuột, dung dịch sát trùng, mỹ phẩm có hại vào lớp.
- Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc theo quý để loại bỏ và thay thế những loại thuốc đã quá hạn sử dụng.
- Thường xuyên kết hợp với tổ nuôi kiểm tra việc giao nhận thực phẩm. Đảm bảo đúng theo quy định và có đầy đủ các chữ ký.
- Thức ăn sống và chín phải được lưu nghiệm trong tủ mát 24/24h.
c. Phòng tai nạn khi chấn thương:
- Thường xuyên kiểm tra nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ, chỗ nào hỏng cần sửa ngay, nếu đảm bảo an toàn mới được cho trẻ sử dụng.
- Không cho trẻ chơi những đồ chơi có thể gây chấn thương như dao, kéo, thuỷ tinh, đồ vật sắc nhọn.
- Thường xuyên kết hợp với tổ nuôi kiểm tra những đồ dùng có nguy cơ gây tai nạn thương tích dể kịp thời sửa chữa và loại bỏ.
  1. Phòng trách điện giật:
- Cầu giao, phích cắm, công tắc và dây điện phải đặt ngoài tầm với của trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra các dây điện cũ, nếu thấy những chỗ không đảm bảo an toàn thì cần có kế hoạch thay thế ngay.
  1. Phòng bỏng:
- Trước khi cho trẻ ăn, uống GV- CBCNV phải  kiểm tra độ nóng của thức ăn, nước uống, vừa ấm mới được mang vào lớp cho trẻ ăn.
3.  Công tác kiểm tra, đánh giá, phát hiện kịp thời:
- Tăng cường kiểm tra thay thế, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác PCTNTT.
- Thường xuyên tự đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, thực hiện việc xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực”  PCTNTT.
- Duy trì chế độ giao ban, đánh giá rút kinh nghiệm định kỳ, báo với các cấp khi có hiện tượng bất thường xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả PCTNTT trong và ngoài nhà trường.
4. Thông tin báo cáo:
- Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của phòng: định kỳ, từng quý, 6 tháng, 12 tháng.
- Có trường hợp xảy ra các sự cố bất thường thì nhà trường báo ngay với Phòng GD&ĐT.
III/  TỔNG KẾT  :
Trên đây là Kế hoạch thành lập Ban chỉ đạo Xây dựng trường học an toàn- Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non Bắc Cầu, rất mong được các ban, ngành, học đường có liên quan giúp đỡ để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022.
 
Nơi nhận:
-Như trên;
-Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
Đỗ Thị Huyền
                                                                       
 

Tin cùng chuyên mục

UBND QUẬN LONG BIÊN

TRƯỜNG MẦM NON BẮC CẦU

ĐC: Tổ 36 - Ngọc Thụy - Long Biên - Hà Nội

Tel: 0243 871 5396 - Email: mnbaccau@longbien.edu.vn